Ý kiến 'Học sinh học giải mạch điện nhưng không lắp được cái bóng đèn'

Người Quan Sát

Người nghèo trong vũ trụ !
Tham gia
4/5/24
Bài viết
161,458
Tôi chẳng hiểu học sinh Việt học cách giải mạch điện, trở kháng... làm gì khi không biết phải đấu một cái bóng đèn như thế nào ngoài thực tế.
Câu chuyện dạy và học bây giờ chính xác là "thầy bói xem voi". Thầy cô chỉ mong chạy cho hết chương trình môn mình dạy, còn việc các em học sinh "tiêu hóa" được đến đâu thì chẳng thể quan tâm nổi. Khi đi thi, họ lại đòi hỏi các em phải nắm cặn kẽ môn của mình, nên nghĩ ra nhiều câu hỏi đánh đố, thi mẹo thay vì kiểm tra kiến thức tổng quát. Đây là nguyên nhân gây quá tải, các học sinh nắm kiến thức lơ mơ, bị dồn ép, áp lực thi cử.
Như một điều tất yếu, nếu ai yêu thích, đam mê cái gì thì sẽ không còn cảm thấy áp lực nữa và có xu hướng đào sâu hơn. Vì thế, để đem lại hiệu quả, chúng ta phải cá nhân hóa, thay vì đại trà hóa trong giáo dục.
Để làm được điều này, giáo viên lớp mẫu giáo, tiểu học phải được trang bị kiến thức về quan sát, đánh giá, phân loại và giúp các em tìm được sở thích, sở trường của mình; tư vấn để phụ huynh hiểu được thế mạnh con em mình, để từ đó làm bước đệm chọn môn, phân hóa lĩnh vực học tập, đào tạo, theo đuổi nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn.
Mục tiêu là học sinh sau khi kết thúc bậc tiểu học đã phải biết được sở trường, sở đoản của mình là gì? Lên cấp hai sẽ là môi trường nhúng để các em làm quen với những khái niệm và đích đến của lĩnh vực mình chọn. Còn cấp ba là thời điểm để tập tành, ứng dụng các kiến thức đã học. Và đại học là dành cho nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa.
>>
Ngày trước, Toán lai phải tới cấp ba mới học, mà học sinh chúng tôi cũng còn thấy khó vô cùng, trừ học sinh thi khối B (Toán, Hóa, Sinh). Giờ nội dung này bị đẩy xuống dạy từ cấp hai. Chẳng biết mục đích của giáo dục là gì, hay chỉ là để có cái gọi là "cải cách"?
Hiện nay, lũ trẻ chưa đủ bản lĩnh để dám học môn nào, bỏ môn nào? Cháu tôi vì bỏ môn nó không thích mà bị cả lớp và cô giáo bộ môn kỳ thị, coi như kẻ lập dị. Cháu hầu như không có bạn. Sống trong môi trường như thế, cháu bị stress, thậm chí có lúc nảy sinh ý nghĩ tiêu cực mỗi khi bị đối xử vượt quá giới hạn chịu đựng.
Còn con tôi, đang học lớp 4, ngày nào tôi cũng giục con đi ngủ sớm, nói điểm số không quan trọng, nhưng con không dám nghỉ, cứ cố thức khuya tới 12h để học cho bằng thuộc 14 câu đề cương cô cho sẵn. Lý do đơn giản là con sợ bị cô mắng trước lớp, sợ bị điểm kém, xấu hổ với bạn bè.
Khi mà thời gian học chính khóa lẫn ngoại khóa chiếm hết cơ hội trải nghiệm của trẻ thì hệ quả tất yếu là: các con ra đời hỏi trái mướp thì bảo trái bầu; nhờ lấy củ hành thì bốc ra củ tỏi; học cách giải mạch điện, trở kháng... nhưng không biết phải đấu một cái bóng đèn như thế nào ngoài thực tế... Câu hỏi là mục đích của chúng ta là tạo ra những lớp công dân ưu tú với kiến thức sáo rỗng hay những công dân thực chiến, có thể tự kiếm được cái ăn bỏ vào miệng?
NTB
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài . Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
  • Tôi bằng lòng dù con 'mù chữ' khi vào lớp 1
  • Tôi không cho con học mầm non làm bài tập về nhà
  • Tôi sẵn sàng gây áp lực để con không bằng lòng với việc học kém
  • Tôi bình thản khi thấy thiên hạ khoe con
  • Nỗi sợ vô hình khi không cho con học thêm
  • Tôi học như một con rối vì nhiệm vụ điểm cao

 

Chủ đề tương tự

Back
Top