Sức khỏe 6 câu hỏi thường gặp về vaccine HPV

Người Quan Sát

Người nghèo trong vũ trụ !
Tham gia
4/5/24
Bài viết
161,458
Vaccine có tác dụng phụ nào, ai nên sử dụng cùng bốn câu hỏi khác được UNICEF giải đáp trong bối cảnh tỷ lệ tiêm chủng thấp hơn so với mục tiêu.
Tại bản thông tin về tỷ lệ tiêm chủng toàn cầu công bố ngày 15/7, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết tỷ lệ tiêm vaccine HPV toàn cầu tăng mạnh. Tỷ lệ bé gái vị thành niên trên toàn cầu được chủng ngừa tối thiểu một mũi tăng từ 20% vào năm 2022 lên 27% năm 2023.
Tuy nhiên, ở mặt bằng chung, tỷ lệ tiêm vẫn thấp hơn nhiều so với mục tiêu là 90% để loại bỏ ung thư cổ tử cung. Chỉ 56% bé gái vị thành niên ở các nước thu nhập cao và 23% ở nước thu nhập thấp, trung bình được chủng ngừa.
Cơ quan này trích kết quả thăm dò của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), thực hiện trên nền tảng kỹ thuật dành cho thanh thiếu niên với hơn 400.000 người dùng, nhằm đưa ra lý do trẻ em và thanh thiếu niên chưa tiêm vaccine. Hơn 75% không hiểu rõ về HPV; 52% cho biết muốn chủng ngừa khi nắm được virus có thể gây ung thư, tuy nhiên bị hạn chế về tài chính (41%) và thiếu khả năng tiếp cận (34%).
Một loại vaccine ngừa HPV. Ảnh: AP
Trước thực trạng này, UNICEF giải đáp 6 câu hỏi dưới đây, nhằm giúp hiểu hơn về :
- Vaccine được tiêm thế nào?
- Các liều vaccine được cung cấp dưới dạng tiêm, cần hoàn thành đúng, đủ phác đồ để cơ thể được bảo vệ tốt nhất. Vị trí tiêm ở cánh tay trên hoặc đùi.
- Tác dụng phụ của vaccine là gì?
- Tương tự những loại khác, vaccine có thể có tác dụng phụ, thường gặp gồm đỏ, sưng hoặc đau ở vị trí tiêm. Các phản ứng này sẽ hết sau vài ngày. Một số người có thể gặp triệu chứng sốt nhẹ, bầm tím hoặc ngứa tại vị trí tiêm, buồn nôn, đau ở cánh tay, bàn tay, ngón chân... Các tác dụng phụ nghiêm trọng rất hiếm gặp. Tương tự các loại vaccine, lợi ích của mũi ngừa HPV vượt xa rủi ro tiềm ẩn.
- Vaccine có gây vô sinh không?
- Mũi tiêm an toàn, không ảnh hưởng tới khả năng sinh sản, đồng thời giúp bảo vệ khả năng sinh nở bằng cách ngăn ngừa những tổn thương tiền ung thư cổ tử cung và các vấn đề phụ khoa liên quan.
- Tiêm phòng có khiến trẻ hoạt động tình dục sớm?
- Vaccine không tác động đến quyết định về đời sống tình dục hay khuyến khích thanh thiếu niên bắt đầu đời sống tình dục, tham gia hành vi nguy hiểm. Vaccine sử dụng ở độ tuổi thích hợp giúp bảo vệ khỏi nhiễm trùng HPV ở mức tối đa.
- Những ai nên tiêm ngừa?
- Ước tính, 80% người ở cả hai giới bị nhiễm một hoặc nhiều chủng virus tối thiểu một lần trong đời. Tỷ lệ nhiễm cao nhất ở nhóm dưới 25 tuổi hoạt động tình dục. Vì vậy, vaccine được khuyến nghị cho người 9-26 tuổi, mở rộng đến 45 tuổi.
- Ai không nên chủng ngừa?
- Tương tự vaccine khác, mũi phòng HPV không sử dụng cho trẻ em hoặc người lớn gặp phản ứng dị ứng nghiêm trọng với liều tiêm trước đó, ví dụ sốc phản vệ với các biểu hiện khó thở, nhịp tim nhanh, buồn nôn, mất ý thức... Những người bị dị ứng với thành phần vaccine cũng không được chủng ngừa.
Mũi tiêm không sử dụng cho phụ nữ mang thai do thiếu bằng chứng khoa học trên nhóm đối tượng này. Đồng thời, không có bằng chứng cho thấy vaccine ảnh hưởng xấu tới thai phụ.
Chi Lê
Độc giả đặt câu hỏi tư vấn vaccine .

 

Chủ đề tương tự

Back
Top