Bài 9: Thiện Minh Triết và Thiền Minh Triết, mặc khải của Đấng Tối cao tạo hóa

Người Quan Sát

Người nghèo trong vũ trụ !
Tham gia
4/5/24
Bài viết
161,458
Bài 9: Thiện Minh Triết và Thiền Minh Triết, mặc khải của Đấng Tối cao tạo hóa - Ảnh 1.

Trước giờ, cộng đồng xã hội chỉ biết Chủ Tịch Tập đoàn Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ qua các phương tiện truyền thông báo chí, qua các hoạt động của tổ chức Trung Nguyên Legend, qua các vấn đề trong đời sống gia đình chứ không phải là những dữ liệu bí mật chưa được tiết lộ về Chủ tịch Tập đoàn này. Đó là sự thật hơn 10 năm về cuộc đời đầy bí ẩn kỳ bí mà Chủ Tịch Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ đã chịu đựng toàn diện, liên tục và vượt qua được thử thách cao độ trong từng cảnh giới, cả từ ý thức đến vô thức, từ hữu hình đến vô hình, trọn vẹn cả Thân-Tâm-Trí trong từng sát-na để có được những Đại thấu ngộ về Bản chất cốt lõi của Vũ trụ cũng như con đường tiến hóa của văn minh nhân loại từ quá khứ, hiện tại cho tới tương lai. Tất cả được ghi chép chân thật thành 12 kỳ, đã được nhiều tờ báo đăng tải 3 kỳ đầu tiên và nhận được sự quan tâm, mong đợi của đông đảo bạn đọc. Vì vậy, để đáp ứng sự mong đợi của độc giả, tòa soạn tiếp tục đăng tải các sự thật còn lại đầy đủ trong các kỳ báo tiếp theo sau đây.
-------
THIỆN MINH TRIẾT LÀ MỘT CỘT TRỤ CỦA THIÊN ĐẠO CHÂN LÝ
Thiện Minh Triết là cái thiện toàn hảo và minh triết, bao quát và bao trùm mọi cấp độ thiện đã được mặc khải từng phần xuống cho thế gian trước đây qua các nhánh tôn giáo - tư tưởng - triết thuyết kiến tạo nên văn minh nhân loại. Như vậy, cũng có nghĩa là Thiện Minh Triết có 5 cấp độ tiến hóa và mức độ tiến hóa cao nhất là cấp độ số 6, cấp độ hợp nhất, của Thiên Đạo. Năm cấp độ tiến hóa của Thiện đã được truyền dạy từng phần qua các bậc chân sư, vĩ nhân, khoa học trong từng thời điểm và thời kỳ lịch sử khác nhau bao gồm:
  • Cái Thiện của Nhân Đạo: là mức độ thiện cơ bản của loài người, để vượt lên loài cầm thú. Đại Diện tiêu biểu là Nho Giáo Phương Đông và Triết Học Hy-La phương Tây. Cái thiện ở mức độ này là sự thương yêu bản thân và gia đình, là cần có: nhân ái, nhân nghĩa, nhân đạo, nhân từ, nhân nhượng, nhân văn, nhân hậu; là cần phải tuân theo nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Cái thiện của Nhân Đạo tuy cơ bản nhưng cũng không dễ để thực hiện, nó đòi hỏi con người phải nỗ lực hành thiện hằng ngày; cái thiện của nhân đạo có điểm mạnh là tạo ra xã hội nhân bản và ổn định, nhưng có điểm yếu là quá tĩnh, không khuyến khích sự tiến hóa và phát triển của văn minh.
  • Cái Thiện của Thần Đạo: cái thiện của Thần Đạo là cái thiện tương ứng với tình yêu thương từ dòng tộc lên mức độ thị tộc, dân tộc; đó là cái thiện được thể hiện trong sự đấu tranh, cạnh tranh để vươn lên đạt được những năng lực và thành tựu vượt thường. Nó giúp con người nỗ lực để trở thành các vị thần, á thần (atula) trong đời sống thực tại; tạo nên các vị anh hùng dân tộc của các quốc gia trong việc mở mang hay bảo vệ bờ cõi; tạo nên các vị khai tổ của cách ngành nghề hay các vùng đất mới cho con người. Cái Thiện của Thần Đạo được mã hóa trọng các bộ sử thi thần thoại đồ sộ như: Phong Thần của Trung Hoa, Thần Đạo của Nhận Bản, Kinh Vệ Đà của Ấn Độ Giáo, Thần Thoại Hy Lạp, Thần Thoại Ai Cập, Thần Thoại Bắc Âu, Thần Thoại Châu Mỹ,… Cái thiện của Thần Đạo kích thích con người nỗ lực và văn minh phát triển, nhưng nó chưa toàn vẹn vì còn chứa đựng cái tôi phàm ngã ảo tưởng và nhiều tính chất đấu tranh, ganh đua, bạo lực, thiện với người này nhưng lại có thể ác với người khác.
  • Cái Thiện của Thánh Đạo: cái thiện của thánh đạo là các thiện của lòng bác ái, của việc yêu thương toàn thể nhân loại không loại trừ, hiểu được rằng toàn thể nhân loại đến là con dân của Đức Chúa Trời. Đó là cái thiện được truyền dạy trong các tôn giáo lớn như Ki Tô giáo, Hồi Giáo. Điểm khiếm khuyết của cái thiện này là chưa đạt tới sự yêu thương tự nhiên, cũng như không khuyến khích mưu cầu khám phá các quy luật tự nhiên nên còn tạo ra nhiều thiên kiến lớn, tạo ra nguy cơ chiến tranh và xung đột tôn giáo ở quy mô lớn.
  • Cái Thiện của Tiên Đạo: cái thiện của tiên đạo là cái thiện từ tình yêu thiên nhiên - vũ trụ - sự thật, tình yêu sự minh triết mà hòa nhập cái tôi phàm ngã một cách hòa thuận vào trong quy luật tự nhiên. Đó là cái Thiện được dạy trong Lão Giáo trên cơ sở giác ngộ huyền học âm dương - ngũ hành của phương Đông, hay Do Thái giáo trên cơ sở hiểu biết về Cây Đời Sống của phương Tây; đồng thời, cũng là cái thiện của các bậc đại bác học tận hiến để lĩnh ngộ các tri thức vũ trụ được Chúa Trời Mặc Khải để tạo ra các biến đổi đột phá cho văn minh nhân loại. Cái Thiện này còn có điểm yếu là chỉ đạt tới sự hiểu biết của đơn vũ trụ, các phát kiến và giải pháp trong một kiếp sống, chưa đạt tới sự giác ngộ về luật luân hồi và đa vũ trụ nên chưa thể giải thoát và tự do khỏi sinh tử - luân hồi.
  • Cái Thiện của Phật Đạo: là cái thiện trên cơ sở giác ngộ về luận nhân quả - luân hồi, là cái thiện của bồ đề tâm, là cái thiện đã tiến hóa lên mức độ cái thiện được thể tâm và thể nghiệp. Cái thiện này là cái thiện dựa trên tình yêu thương rộng lớn nhất và sự minh triết sâu sắc nhất mà nhân loại có được; nhưng điểm yếu của nó lại là xa rời các mức độ thiện ở cấp cơ bản, dễ dẫn con người đi vào chủ nghĩa hư vô, thoát khỏi nhiệm vụ và nghĩa vụ của đời sống thực tại, bị lạc lối trong vô hình, vô định.
  • Cái Thiện của Thiên Đạo - Thiện Minh Triết Toàn Vẹn: là cái thiện đau nỗi đau của toàn thiên hạ, lo nỗi lo của toàn thiên hạ, vui niềm vui hòa cùng toàn thiên hạ; là cái thiện bao gồm và bao hàm một cách hài hòa và minh triết cả năm cấp độ thiện đã nêu; biết lúc nào nên dùng cái thiện của Nhân đạo, lúc nào dùng Thần đạo, lúc nào dùng Thánh đạo, lúc nào dùng Tiên đạo, lúc nào dùng Phật đạo một cách minh triết, thuận với tự nhiên.
Khi một cá nhân tu dưỡng được cái Thiện của Thiên Đạo, thì ngay lập tức cá nhân đó có được sự bảo đảm cho sự giàu có về tinh thần, luôn luôn sống trong tầng sóng năng lượng tích cực của lòng biết ơn, từ bi, bao dung, trân trọng và luôn thấy phước lạc với sự sống mình được ban tặng cũng như luôn muốn chia sẻ phước lạc đó cho mọi người, mọi vật.

Thiền Minh Triết là một trong ba cột trụ của Thiên Đạo Chân Lý

Thiền Minh Triết là thiền tổng hợp, thiền minh triết, thiền mặc khải; là khoa học của vũ trụ bao gồm cả thiên văn, địa lý và mọi lĩnh vực của đời sống nhân sinh, cả tĩnh và động, bao phủ và bồi bổ toàn diện bản thân - bản thể của con người từ thể xác (võ học - võ đạo), thể khí (thiền năng lượng), thể vía (thiền trí), thể tâm (thiền tâm) và thể nghiệp quả (thiền sáng tạo - phụng sự). Đây là là pháp thiền tổng hợp, hợp nhất và cao cấp nhất chứa đựng công thức và cách thức nhận biết bí mật vũ trụ và đồng bộ với sự vận hành cân bằng vĩ đại của vũ trụ; là khoa học và nghệ thuật kết nối và cân bằng của mọi loại hình năng lượng trong vũ trụ.

Cấu thành
Bản Thân - Bản Thể
THIỀN: sự đồng bộ với quy luật của Tạo Hóa

TĨNH

ĐỘNG

Thể Nghiệp​
Thiền Thiên Mệnh Minh Triết (Quán - Tưởng - Trụ - Định trên hai Thiên Mệnh Hợp Nhất mà Đức Chúa Trời quy định trong Kế Hoạch Tái Thiết Nhân Loại)
Dấn Thân, Phụng Sự Thiên Mệnh Minh Triết (phụng sự Kế Hoạch Tái Thiết Nhân Loại của Đức Chúa Trời)

Thể Tâm​
Thiền Thiên Tâm Minh Triết (thông linh thâm nhập vào cõi vô hình để nhận chân Tâm Thể của bản thân làm một phần của Đại Ngã)
Kiến tạo Ngôi nhà chung của Nhân Loại Minh Triết.

Thể Khí (thể năng lượng sống - sinh lực)​
Thiền Năng Lượng Minh Triết (hấp thụ năng lượng sống dựa trên nguyên lý Tĩnh Lặng)
Khí công Minh Triết (tinh hoa của yoga, Thái Cực (phương Đông) và Ballet, Pilates (phương Tây)

Thể Trí (Thể Vía)​
Thiền Trí Huệ Minh Triết (Quán- Tưởng-Trụ-Định trên Cái Biết Minh Triết (Chánh Thức): Thiên Đạo, Vũ trụ quan, Địa sinh quan, Nhân Sinh Quan; Cái Học Minh Triết (Chánh Học): 4 môn khoa học lõi: năng lượng vũ trụ, vật lý, tâm lý, tiền tệ; và 12 môn học nền tảng, và luôn duy trì Chánh Niệm))
Sáng Tạo Minh Triết - nghiên cứu và phát minh khoa học & công nghệ Minh Triết. Làm Giàu Minh Triết theo Đạo Làm Giàu.

Thể Xác​
Ngủ dưỡng (bí thuật ngủ hiệu quả, thiện lành, minh triết để có được năng lượng tối ưu nhất)
Võ đạo - vũ đạo Minh Triết; nghệ thuật ăn uống và tiếp nạp năng lượng cân bằng - Minh Triết.
Mười cấu phần nêu trên không hoàn toàn tách rời mà luôn tương tức, tương đồng và có trong nhau. Cùng với đó là hai cấu phần thiền tổng hợp:
- Một là, Thiền Mật Truyền Minh Triết, là thiền được truyền dạy theo căn cơ và mật truyền từ Chủ Tịch Vũ đến cho các đối tượng đủ căn duyên.
- Hai là, Thiền Công Nghệ Minh Triết, là nền tảng-công nghệ-phần mềm -siêu dữ liệu lớn sẽ kết nối và hỗ trợ từng cá nhân thực hành Thiền Minh Triết tại thời gian thực và điều kiện thực - căn cơ thực của mỗi cá thể.
THIỀN NĂNG LƯỢNG MINH TRIẾT - PHÉP THIỀN CĂN BẢN NHẤT
CỦA CỘT TRỤ THIỀN MINH TRIẾT
Thiền Năng Lượng Minh Triết (Sơ thiền) là cấu phần căn bản nhất của Thiền Minh Triết; Đó là phép thiền dùng tự lực trong nguyên lý tĩnh lặng để hấp thụ nguồn Năng Lượng Nguồn của Vũ Trụ, đây là nền tảng để có được Ánh sáng nguồn. Nguyên lý của phép thiền này là: Kính Lực, Tự Lực, Tĩnh Lặng, Tối Giản.
KÍNH LỰC
Kính Lực là sự Kính sợ, biết ơn đến Đấng Tạo Hóa và việc nhận biết được sự tồn tại và tầm quan trọng của Năng Lượng Nguồn và Ánh Sáng Nguồn, cùng với sự tác động và vận hành của Năng Lượng Nguồn trong Bản thân - Bản thể.
LẬP TRÌNH KHÁT VỌNG MINH TRIẾT

  • 1 - Quyết tâm, xác quyết, phát nguyện sống cuộc sống Minh Triết là cuộc sống giàu có toàn diện về thể chất, vật chất, và tinh thần, không còn am độc là đói nghèo, bệnh tật, đau khổ.
  • 2 - Tin tưởng tuyệt đối và hiểu sâu sắc rằng nguyên nhân loài người bị tam độc gồm 2 nguyên nhân chính:
    • Một là, không biết tới, không biết tri ân và kính sợ Cội Nguồn Cuối Cùng - là Đức Chúa Trời Tối Cao - Chân Ngã Tuyệt Đối.
    • Hai là, không có đủ Thiện để có được Tình Thương và Ánh Sáng toàn vẹn của Chân Ngã Tuyệt Đối.
      Do vậy, sám hối, sám nguyện về tội lỗi, nghiệp xấu và sự vô minh của bản thân do đã không biết trọn vẹn hai nguyên nhân trên.
  • 3 - Tin tưởng tuyệt đối rằng: loài người chỉ có thể thóat khỏi tam độc và sự luân hồi trong tam độc khi vả chỉ khi thấu ngộ Chân Ngã, quy phục Chân Ngã và phụng sự hết mình cho Chân Ngã. Đó chính là bản chất của Khoa Học và Nghệ Thuật Sống Minh Triết - lối sống của những đứa con thấu ngộ Chân Ngã, quy phục Chân Ngã, và phụng sự hết mình cho Chân Ngã để có được đủ Năng Lượng Nguồn và Ánh Sáng Nguồn. Do vậy, cá nhân luôn phát tâm niệm tuân thủ càng cao càng tốt 3 đại nguyên tắc: Hướng Kính Nguồn Cội, Hướng Thượng Minh Triết, Hướng Thiện Nhân Sinh.
NHẬN THỨC ĐÚNG VỀ NĂNG LƯỢNG NGUỒN
  • 4 - Hiểu rõ, biết rõ, tin tưởng chắc chắn rằng Năng Lượng Gốc của mọi sự sống. Nguồn năng lượng gốc này đã được mô tả rất nhiều trong huyền học, y học của các nền văn minh cổ; nó được gọi là Prana trong nền văn minh Ấn Độ Giáo, là Khí trong nền văn minh Khổng Giáo, là ẩn điển hoặc thần khí trong các nền văn minh Độc Thần phương Tây.
  • 5 - Hiểu rõ, biết rõ, tin tưởng chắc chắn rằng chất lượng của cuộc sống bản thân phụ thuộc vào nguồn năng lượng gốc mà thân thể hấp thụ được. Càng nhiều hàm lượng năng lượng gốc trong người, cá thể càng khoẻ mạnh, may mắn và hạnh phúc. Mọi hạnh phúc thế gian thực ra cũng chỉ là sự quy chiếu và quy đổi của khối lượng năng lượng gốc tụ tán trong cơ thể đó.
  • 6 - Cơ chế vận hành chi tiết của nguồn năng lượng gốc rất phức tạp, nhưng tổng quát lại nguồn năng lượng đó Tụ và Hợp chỉ theo hai nguyên lý chính đó là Thiện Lành và Tĩnh Lặng. Tâm thức thiện lành sẽ làm sức hút để tụ định năng lượng gốc, tức là tính tốt hay xấu của các nguồn năng lượng vi tế; sự tĩnh lặng càng lớn thì mức độ tụ hợp của nguồn năng lượng này càng cao. Do vậy, nếu chỉ có tĩnh mà không có thiện, thì có khả năng thu hút những nguồn năng lượng xấu trong quá trình thiền, nếu chỉ thiện và không tĩnh thì không hấp thu và hội hợp được nguồn năng lượng gốc vào cơ thể. Ở mức độ sợ thiền, chỉ cần nhập tâm và quán triệt 2 nguyên tắc cốt lõi này để tụ và hợp nguồn năng lượng nguồn. Do vậy, phải phát thiện nguyện tới Đấng Tối Cao để được bảo vệ và gia hộ cho quá trình thiền. Sau khi phát thiện nguyện (nên bằng nghi lễ, nói thầm, tụng niệm, hoặc viết), quá trình còn lại của thiền là đi tới và duy trì trạng thái Tĩnh Lặng.
    TỰ LỰC
  • 7 - Tự Lực là việc chỉ cần dự vào bản thân, có niềm tin vào Bản thân để hấp thụ trực tiếp nguồn năng lượng gốc, không dùng đến các tha lực bên ngoài. Biểu hiện của tính tự lực là việc ý thức rõ ràng và nhất quán rằng hơi thở của chính bản thân mình chính là cánh cửa trung tâm của Thiền. Có nghĩa là mọi dạng thức của Thiền đều đi từ hơi thở, đều từ sự nhận thức và cảm nhận hơi thở ra vào nơi cánh mũi của chính mình - đó chính là điểm xuất phát và cũng là điểm đi về của mọi quy trình thiền, mọi kỹ thuật thiền, mọi buổi thiền. Hay nói cụ thể hơn, hơi thở là cánh của của trạng thái Tĩnh Lặng. Hơi thởi chính là nơi để từ đó ta đi vào trạng thái tĩnh lặng và cũng là nơi để ta tìm về để tìm lại trạng thái tĩnh lặng (cho cả thân-tâm-trí) bất cứ khi nào bị nhiễu loạn. Đây là thức thiết yếu nhất của thiền. Khẩu quyết mọi điều trong thiền đều đi từ hơi thở, thông qua hơi thở, và sau đó cũng trở về với hơi thở, bắt đầu bằng hơi thở và kết thúc cũng bằng hơi thở.
    TĨNH LẶNG
    Tĩnh Lặng là việc nhận thức được quy luật Nguồn Năng Lượng Nguồn sẽ bị tiêu hao nhiều nhất ở các trạng thái Không Tĩnh Lặng (các trạng thái hỗn độ, hồn loạn, nhiều loạn), nêu luôn có ý thức Làm Tĩnh Lặng Thân - Tâm - Trí. Từ cánh của Trung Tâm của Hơi Thở - Tĩnh Lặng Hóa cả ba phần Thân Thể, Cảm Xúc, và Tâm Trí theo 3 thức tiếp theo:
  • 8 - Tĩnh lặng Thân - làm cho thân thể thư thái.​

    • Lựa chọn không gian thanh sạch, thóang mát nhưng cũng không lộng gió.
    • Chọn tư thế thiền định. Nên thiền trong tư thế ngồi thoải mái, có thể xếp bằng, bán già, kết già đều được; ngồi trên ghế hay toạ cụ đều được, miễn sao chọn cho mình một tư thế có thể ngồi thẳng sống lưng được lâu nhất và thoải mái nhất có thể.
    • Trong lúc thiền để đi vào và duy trì trạng thái tĩnh lặng, đối với thân thể có mấy yếu quyết sau. Thứ nhất là thả lỏng và thư thái cơ thể, có thể đưa ý thức và điều chỉnh nhẹ trạng thái thư thái của cơ thể từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên. Trong quá trình thiền, nếu bất cứ có bộ phận nào của cơ thể xuất hiện trạng thái tê mỏi, thì dùng ý thức ghi nhận trạng thái đó, sau đó ghi nhận tiếp nguồn năng lượng gốc sẽ điều chỉnh cho trạng thái đó trở nên tối ưu, rồi quay lại về với hơi thở. Công phu thiền càng lâu, càng dầy, càng cao; thì hiệu lực điều chỉnh của năng lượng gốc cho các vấn đề nhức mỏi, khó chịu của thân thể khi ngồi thiền càng tăng.
  • 9 - Tĩnh Lặng Trí - lắng đọng tâm trí.​

    • Xác định thời lượng thiền (có thể dùng đồng hồ báo thức).
    • Con mắt là cửa sổ tâm hồn, nên hãy nhắm mắt nhẹ nhàng khi đi vào quá trình thiền tĩnh lặng.
    • Có ý niệm "đóng tai" không quan tâm đến các tạp âm xung quanh, có thể dùng nhạc thiền nhẹ nhàng để hỗ trợ quá trình tập trung tĩnh lặng; nhưng tốt nhất vẫn là nên thiền trong một môi trường yên tĩnh về âm than nhất có thể.
    • Trong lúc thiền tĩnh lặng, trong đầu thiền giả sẽ xuất hiện vô số suy nghĩ. Đầu tiên cần phải nhận thức rằng bộ não là bộ phận gây tiêu tốn năng lượng nhiều nhất trong cơ thể, quá nhiều suy nghĩ sẽ làm tiêu hao nhiều năng lượng, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ tổng thể và toàn diện của bản thân. Nên đầu tiên là đặt ý niệm làm tĩnh lặng các suy nghĩ và đi đến việc không có suy nghĩ hoặc chỉ suy nghĩ nhất quán đến một điều duy nhất; tức là trạng thái tối ưu của tâm trí là trạng thái không hoặc một. Sau đó để tự nhiên quan sát một cách khách quan, không phán xét các suy nghĩ xuất hiện trong đầu mình, ý thức được chúng không phải là bản thân mình, chỉ là cá các suy nghĩ đến rồi đi. Đi về hơi thở nếu cảm thấy bị lạc lối và hỗn loạn trong các suy nghĩ.
  • 10 - Tĩnh Lặng Tâm - hướng về cảm xúc tích cực. Cũng như suy nghĩ, sẽ có rất nhiều cảm xúc trỗi dậy riêng rẽ hoặc đồng thời đính kèm cùng với các suy nghĩ. Thiền giả cài đặt ý niệm các cảm xúc tiêu cực là giả diện và nhất thời, các cảm xúc tích cực là chân thật và bền vững. Các cảm xúc tiêu cực thường là: sợ hãi, giận dữ, thù hận, tự ti, yếm thế, tham lam, tự mãn,… Các cảm xúc tích cực tiêu biểu gồm: tình yêu thương, lòng biết ơn, sự thấu cảm, dũng cảm, chấp nhận, tha thứ, đồng cảm,… Và luôn luôn nhớ, đưa tâm trí và cảm xúc về lại hơi thở khi không kiểm soát được sự hỗn loạn của tâm trí và cảm xúc.
  • 11 - Sự xuất hiện của Ánh Sáng - Con Mắt Thứ Ba. Quá trình thiền tĩnh lặng thường đưa đến cảm giác về nguồn sáng hoặc các cảm giác khác lạ ở vùng trán giữa hai chân mày, hay gọi là vùng con mắt thứ 3. Đây là biểu hiện của sự chuyển hóa từ trạng thái thu nạp năng lượng nguồn lên mức cảm nhận ánh sáng nguồn. Bản chất là cơ thể bắt đầu có khả năng cảm nhận, hấp thụ và đón nhận áng sáng nguồn. Nên trên cơ sở nhận thức được bản chất của quá trình này, thiền giả đầu tiên không được hoảng sợ mà cũng không được vui mừng; sau đó có thể tĩnh lặng quan sát quá trình đó, hoặc tập trung cảm nhận sâu hơn vào nó, hoặc đi về lại hơi thở. Các trải nghiệm về con mắt thứ ba của mỗi thiền giả là rất khác nhau về cấp độ và hình thức, nó chỉ là biểu hiện của việc nhận thức được sáng nguồn của cơ thể chứ không phải là chân lý như khá nhiều thiền phái lầm tưởng; những gì thấy được từ con mặt từ ba cũng có thể là tà và lạc nếu thiền giả không có đúng và đủ thiện tâm.
    TỐI GIẢN
  • 12 - Ý thức và duy trì nguyên lý Tối giản thể hiện ở 4 yếu quyết: không gian thanh sạch, thời gian - thời lượng: mọi thời gian thuận tiện đều được nhưng ưu tiên 4 thời điểm mặt trời mọc, mặt trời đứng bóng, mặt trời lặn, và trước lúc đi ngủ, hoặc theo các giờ chính khí; thời lượng thì ước lượng theo độ tuổi (mỗi tuổi 1 phút), tư thế chỉ cần thoải mái thẳng sống lưng, ý thức - chỉ cần chú ý đến hơi thở ở nơi cánh mũi và dùng 4 nguyên lý kể trên để đưa tâm trí trở về với hơi thở.
  • 13 - Xả Thiền và Tri Ơn:
    • Đưa ý thức toàn diện về lại với hơi thở và ý niệm xả thiền.
    • Đưa Tâm trí trở lại thực tại.
    • Đưa Cảm xúc trở lại trạng thái tự nhiên.
    • Thực hiện một số động tác massage, giãn cơ nhẹ nhàng trong 5-10 phút để thư giãn cho thân thể.
    • Một lần nữa Có ý thức và thực hiện nghi lễ hoặc khấn nguyện Tri Ân tới Cội Nguồn Gốc và lòng biết ơn với sự sống nhiệm màu, biết ơn mình vẫn được sống, được thở, được đón nhận và vượt qua các thách thức của cuộc sống để hướng tới Cuộc Sống Minh Triết - Cuộc Sống Viên Mãn trong kiếp sống này.

 

Chủ đề tương tự

Back
Top