Bão số 1 Remal đổ bộ Nam Á, gió giật mạnh, cảnh báo nguy hiểm cấp cao nhất

Người Quan Sát

Người nghèo trong vũ trụ !
Tham gia
4/5/24
Bài viết
161,458
Thanh Hà - Thứ hai, 27/05/2024 07:35 (GMT+7)

Bão số 1 Remal đổ bộ Bangladesh và bang Tây Bengal (Ấn Độ). Dự báo bão mới nhất lưu ý, mắt bão đang tiếp tục tiến vào đất liền.
Bão số 1 Remal đổ bộ Nam Á, gió giật mạnh, cảnh báo nguy hiểm cấp cao nhất

Bão số 1 Remal đổ bộ Nam Á, cảnh báo cấp cao nhất đã được phát ra. Ảnh: Zoom Earth
Tin bão mới nhất của Al Jazeera cho biết, khi bão Remal dữ dội đổ bộ vào đất liền, ít nhất 800.000 người phải sơ tán ở Bangladesh.
Cơn bão số 1 Remal ở Ấn Độ Dương đã đổ bộ vào vùng bờ biển trũng thấp của Bangladesh khi giới chức đang sơ tán hàng trăm nghìn người khỏi các khu vực nguy hiểm.
Cập nhật diễn biến bão mới nhất, nhà khí tượng học Shamim Ahsan cho biết tại Dhaka rằng, cơn bão Remal đã bắt đầu đi qua bờ biển ở quận Khepupara, phía nam Bangladesh vào khoảng 20h ngày 26.5, giờ địa phương.
Bão Remal đang tấn công khu vực bờ biển với sức gió lên tới 120km/h.
Giới chức Bangladesh đã nâng mức cảnh báo nguy hiểm lên cấp 10, mức cao nhất.
Bộ trưởng Quản lý Thiên tai và Cứu trợ Bangladesh Kamrul Hasan cho hay, người dân đã được lệnh sơ tán khỏi những ngôi nhà “không an toàn và dễ bị tổn thương”.
Ít nhất 800.000 người đã phải rời bỏ nhà cửa ở ven biển và chuyển đến nơi trú bão, các bộ trưởng chính phủ và các quan chức phụ trách ứng phó thảm họa Bangladesh thông tin.
Bản đồ dự báo đường đi của bão số 1 Remal ở Ấn Độ Dương. Ảnh: IMD

Bản đồ dự báo đường đi của bão số 1 Remal ở Ấn Độ Dương. Ảnh: IMD
Trong quá trình di chuyển tránh bão, cảnh sát Bangladesh cho hay, một chiếc phà chở hơn 50 hành khách - gấp đôi sức chứa - đã bị ngập nước và chìm gần Mongla - cảng nằm trên đường đi dự kiến của cơn bão Remal.
Cảnh sát trưởng địa phương Mushfiqur Rahman Tushar chia sẻ với AFP: “Ít nhất 13 người bị thương và được đưa đến bệnh viện”.
Quốc vụ khanh Bộ Quản lý và Cứu trợ Thiên tai Mohibur Rahman chia sẻ với Reuters rằng, Bangladesh đã thiết lập hơn 7.000 nơi trú ẩn tránh bão và huy động 78.000 tình nguyện viên.
Những cơn bão khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng ở Bangladesh trong những thập kỷ gần đây. Tháng 5 năm ngoái, bão Mocha trở thành cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào Bangladesh kể từ bão Sidr tháng 11.2007. Sidr khiến hơn 3.000 người thiệt mạng và gây thiệt hại hàng tỉ USD.
Số lượng siêu bão đổ bộ vào bờ biển đông dân cư của Bangladesh đã tăng mạnh, từ 1 siêu bão mỗi năm lên tới 3 siêu bão mỗi năm do tác động của biến đổi khí hậu.
Cơ quan thời tiết Ấn Độ nhận định, bão Remal đổ bộ vào Ấn Độ trong đêm. Do đó, Ấn Độ đã triển khai lực lượng cứu trợ thiên tai ở bang Tây Bengal ở phía đông đất nước. Các chuyến bay đã bị đình chỉ tại thành phố Kolkata.
Hơn 50.000 người ở Ấn Độ đã chuyển từ các khu rừng ngập mặn Sundarbans - nơi sông Hằng, Brahmaputra và Meghna đổ ra biển - vào đất liền để tránh trú bão, các bộ trưởng chính phủ và các quan chức ứng phó thảm họa ở Ấn Độ cho hay.
Quan chức bang Tây Bengal của Ấn Độ, ông Bankim Chandra Hazra, chia sẻ: “Chúng tôi muốn đảm bảo rằng không có một sinh mạng nào bị tổn hại”.
Từ ngày 26.5, các vùng của Tây Bengal đã ghi nhận những cơn mưa vừa phải. Chính quyền bang đã hủy bỏ ngày phép của nhân viên trong các lĩnh vực thiết yếu.
Hải quân Ấn Độ cũng đã giữ tàu, máy bay, các vật tư và thiết bị y tế ở chế độ chờ để triển khai nếu được yêu cầu.
Tin bão mới nhất của India Today cho hay, bão Remal đổ bộ vào tối 26.5 ở khu vực giữa bờ biển Tây Bengal của Ấn Độ và Bangladesh với sức gió từ 110 đến 120 km/h, gió giật lên tới 135km/h.
Quá trình đổ bộ vào Remal kéo dài trong khoảng 4 giờ, với tâm bão lúc 20h30 ngày 26.5 cách bờ biển khoảng 30km.
Theo cập nhật dự báo bão mới nhất lúc 1h30 sáng 27.5 của cơ quan dự báo thời tiết Ấn Độ IMD, bão Remal di chuyển về phía bắc và bắt đầu suy yếu. Thời điểm đó, cơn bão nghiêm trọng Remal cách Canning (Tây Bengal) khoảng 80km về phía nam. Cơn bão đang tiếp tục càn quét qua Bangladesh, bờ biển Bengal đồng thời tiếp tục di chuyển về phía bắc và suy yếu dần.
Bản tin dự báo bão của IMD, cảnh báo, mắt bão đang tiến vào đất liền. Quá trình bão đổ bộ tiếp tục diễn ra trên các khu vực ven biển của Bangladesh và bờ biển Tây Bengal.
Bình luận:
Bạn nghĩ gì về nội dung này?
Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.
Gửi bình luận
Cùng chuyên mục
Tin nổi bật

 

Chủ đề tương tự

Back
Top