Bất ngờ với khách hàng mua khí đốt lớn nhất của Nga

Người Quan Sát

Người nghèo trong vũ trụ !
Tham gia
4/5/24
Bài viết
161,458
Ngọc Vân - Thứ ba, 23/07/2024 17:31 (GMT+7)

Châu Âu vẫn cạnh tranh với Trung Quốc là thị trường hàng đầu cho khí đốt qua đường ống của Nga.
Bất ngờ với khách hàng mua khí đốt lớn nhất của Nga

Nga xuất khẩu 15,2 tỉ mét khối khí đốt đến Trung Quốc trong nửa đầu năm 2024. Ảnh: Xinhua
Bloomberg đưa tin, châu Âu vẫn cạnh tranh với Trung Quốc để giành danh hiệu người mua khí đốt hàng đầu qua đường ống của tập đoàn dầu khí Nga Gazprom, hơn hai năm sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraina khiến doanh số bán khí đốt sang phương Tây giảm mạnh.
Ngay cả sau nhiều đợt trừng phạt quốc tế, Nga vẫn cung cấp khối lượng khí đốt đáng kể cho một số nước châu Âu - và số lượng này thực tế đã tăng lên trong năm nay.
Tuy nhiên, Mátxcơva vẫn chưa thực hiện bất kỳ thỏa thuận mới nào nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng doanh số bán hàng sang Trung Quốc.
Nguồn cung khí đốt qua đường ống của Gazprom cho một số khách hàng còn lại ở châu Âu đạt 14,6 tỉ mét khối từ tháng 1 đến tháng 6 năm nay, theo tính toán của Bloomberg dựa trên lưu lượng qua Ukraina và đường ống dẫn khí TurkStream qua Thổ Nhĩ Kỳ.
Con số này thấp hơn nhiều so với 130 tỉ đến 175 tỉ mét khối khí đốt Nga cung cấp cho châu Âu hàng năm trước khi xung đột Ukraina nổ ra.
Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm nay, Nga cũng chỉ xuất khẩu được 15,2 tỉ mét khối khí đốt đến Trung Quốc - theo tính toán dựa trên dữ liệu hải quan Trung Quốc và ước tính từ Bộ kinh tế Nga.
Theo các tính toán hàng tháng, từ đầu năm đến nay, châu Âu và Trung Quốc thay phiên nhau trở thành khách hàng mua khí đốt qua đường ống lớn nhất của Nga.
Các khách hàng mua khí đốt Nga nhiều nhất trong 6 tháng đầu năm 2024 gồm châu Âu (Europe), Trung Quốc (China) và Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey). Ảnh chụp màn hình

Các khách hàng mua khí đốt Nga qua đường ống nhiều nhất từ tháng 1.2022 đến tháng 4.2024 gồm châu Âu (Europe), Trung Quốc (China) và Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey). Ảnh chụp màn hình
Kể từ cuộc xung đột Ukraina, hầu hết Liên minh châu Âu (EU) đã tìm kiếm các giải pháp thay thế sau khi Nga hạn chế xuất khẩu khí đốt cho khu vực này để trả đũa việc EU hỗ trợ cho Kiev.
Na Uy hiện cung cấp 30% lượng khí đốt của khối, nhưng đối với một số quốc gia bao gồm Áo, Hungary và Slovakia, Gazprom vẫn là nguồn năng lượng ngày càng quan trọng. Theo tính toán của Bloomberg, khối lượng khí đốt Nga qua đường ống đến châu Âu đã tăng hơn 26% trong nửa đầu năm 2024 so với một năm trước đó.
Tuy nhiên, có nguy cơ đối với việc tiếp tục đảm bảo khối lượng khí đốt này. Khoảng một nửa lượng khí đốt đó đi qua hệ thống đường ống dẫn khí ở Ukraina, nhưng thỏa thuận vận chuyển khí đốt kéo dài 5 năm của Gazprom với Kiev sẽ hết hạn vào tháng 12 năm nay.
Ukraina nhiều lần cho biết sẽ không gia hạn thỏa thuận, nhưng các quan chức châu Âu đang đàm phán để duy trì dòng khí đốt đi qua nước này.
Nga trong nhiều năm đã tuyên bố có kế hoạch mở rộng xuất khẩu khí đốt sang Trung Quốc, nhưng trong tương lai gần, thị trường của Gazprom ở quốc gia châu Á này sẽ không thể đạt được quy mô như thị trường châu Âu trước xung đột Nga - Ukraina. Trong khi đó, giá khí đốt xuất sang Trung Quốc cũng thấp hơn nhiều.
Nguồn cung khí đốt của Gazprom cho Trung Quốc qua đường ống Sức mạnh Siberia (Power of Siberia) dự kiến đạt công suất tối đa hàng năm là 38 tỉ mét khối vào năm 2025, cộng thêm 10 tỉ mét khối mỗi năm qua tuyến đường Viễn Đông từ năm 2027.
Nga và Trung Quốc có kế hoạch xây dựng đường ống dẫn khí Sức mạnh Siberia 2 qua Mông Cổ nhưng dự án đến nay đang bị chậm trễ.
Bình luận:
Bạn nghĩ gì về nội dung này?
Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.
Gửi bình luận
Cùng chuyên mục
Tin nổi bật

 

Chủ đề tương tự

Back
Top