Bệnh không lây nhiễm gia tăng cần có biện pháp ứng phó

Người Quan Sát

Người nghèo trong vũ trụ !
Tham gia
4/5/24
Bài viết
161,458
hà lê - Thứ sáu, 12/07/2024 20:15 (GMT+7)

Các bệnh không lây nhiễm đang là nguyên nhân tử vong hàng đầu, lớn hơn tất cả nguyên nhân tử vong khác cộng lại. Ước tính mỗi năm tại Việt Nam, số ca tử vong do bệnh không lây nhiễm chiếm khoảng 80% tổng số ca tử vong, chủ yếu là do các bệnh về tim mạch, ung thư, đái tháo đường và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính… Đây là áp lực không nhỏ đối với hệ thống chăm sóc sức khỏe nói chung.
Bệnh không lây nhiễm gia tăng cần có biện pháp ứng phó

Chăm sóc bệnh nhi tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: BVCC
Tại Hội nghị khoa học về nhi khoa do Bệnh viện Nhi Trung ương 2024 tổ chức ngày 12.7, PGS.TS Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, qua công tác khám chữa bệnh, các bác sĩ nhận thấy có sự thay đổi của mô hình bệnh tật. Một số bệnh truyền nhiễm vẫn đang tồn tại, một số tác nhân đang có xu hướng khó kiểm soát hết toàn bộ. Bệnh không lây nhiễm như bệnh lý mãn tính, bẩm sinh, di truyền có xu hướng gia tăng tương tự các nước phát triển, cần đặc biệt chú ý.
Những bệnh không lây nhiễm thường có chung một số yếu tố nguy cơ có thể phòng, tránh được, vì vậy kiểm soát những yếu tố nguy cơ chung của bệnh không lây nhiễm có vai trò quan trọng hàng đầu.
Những bệnh không lây nhiễm được coi như là "kẻ giết người thầm lặng" vẫn luôn đặt ra những thách thức đối với sức khỏe cộng đồng do tỉ lệ mắc ngày càng cao và những hậu quả, di chứng nặng nề. Chính vì vậy, việc tăng cường kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây bệnh, đẩy mạnh các biện pháp dự phòng, phát hiện sớm và quản lý điều trị để hạn chế sự gia tăng tỉ lệ người có nguy cơ, mắc bệnh, tàn tật và tử vong sớm do các bệnh không lây nhiễm sẽ giúp bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe của nhân dân và phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Thời gian qua, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương đã thực hiện một số kỹ thuật mới như kỹ thuật nút dị dạng động tĩnh mạch thần kinh và ngoại biên qua đường tĩnh mạch lần đầu tiên được thực hiện tại Việt Nam ở trẻ em. Tiếp tục thực hiện và đi vào thường quy các kỹ thuật cao như 311 ca lọc máu, 1.088 ca phẫu thuật tim hở, 27 ca ghép tế bào gốc, 26 ca ghép tạng với việc thực hiện tốt đồng bộ quản lý, theo dõi điều trị tốt sau ghép.
Trong năm 2023, bệnh viện triển khai 59 kỹ thuật mới, bao gồm 14 phẫu thuật, 22 kỹ thuật cận lâm sàng, 3 kỹ thuật điện quang can thiệp, 5 kỹ thuật gây mê/gây tê, 4 kỹ thuật y học cổ truyền, 11 kỹ thuật/thủ thuật mới khác, ghép gan cho 17 trường hợp, ghép thận cho 9 trường hợp; ghép tế bào gốc cho 27 trường hợp, can thiệp ECMO cho 125 trường hợp…
Với quy mô bệnh tật ngày càng thay đổi trong đó có quy mô bệnh tật với trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, Bệnh viện Nhi đồng 2 đang trao đổi những kỹ thuật khoa học, nhằm góp phần hỗ trợ cho công tác khám chữa bệnh trẻ em tốt hơn.
Ngoài ra, với đặt hàng của đơn vị liên quan đến nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng đa trung tâm trên quốc tế, Bệnh viện Nhi Trung ương cũng là địa chỉ tin cậy để triển khai thử nghiệm lâm sàng.
Cũng theo PGS.TS Trần Minh Điển khi quy mô bệnh tật thay đổi, các hệ thống các bệnh viện trên toàn quốc cần có những khảo sát, thống kê để tìm ra mô hình bệnh tật, từ đó, xác định quy trình kỹ thuật, áp dụng trong công tác khám chữa bệnh nhằm mục tiêu duy nhất là chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho trẻ em Việt Nam.
Bình luận:
Bạn nghĩ gì về nội dung này?
Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.
Gửi bình luận
Cùng chuyên mục
Tin nổi bật

 

Chủ đề tương tự

Back
Top