Bộ Nội vụ lý giải nguyên nhân chưa thực hiện 9 loại phụ cấp mới

Người Quan Sát

Người nghèo trong vũ trụ !
Tham gia
4/5/24
Bài viết
161,458
Nhóm phóng viên - Thứ tư, 26/06/2024 14:28 (GMT+7)

Theo Bộ Nội vụ, khi thực hiện chế độ tiền lương mới, có nhiều trường hợp tiền phụ cấp được hưởng thấp hơn mức hiện hưởng rất nhiều.
Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, đã trình bày Báo cáo của Chính phủ về các nội dung cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 1.7.2024.
Cơ cấu lại và sắp xếp thành 9 chế độ phụ cấp mới là 1 trong 2 nội dung cải cách tiền lương khu vực công chưa thực hiện được. Nội dung còn lại là các bảng lương mới (bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương).
Liên quan đến phụ cấp, bà Phạm Thị Thanh Trà cho biết, theo tinh thần cải cách tiền lương của Nghị quyết 27, trên cơ sở rà soát các chế độ phụ cấp hiện hành sắp xếp lại thành 9 loại phụ cấp mới (3 loại quy định bằng mức tiền và 6 loại quy định bằng % lương cơ bản) áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Theo đó, đối với lực lượng vũ trang, tùy từng đối tượng được áp dụng chế độ phụ cấp như cán bộ, công chức còn được tiếp tục áp dụng 3 loại phụ cấp, gồm: Phụ cấp đặc thù (tương ứng như phụ cấp theo nghề của công chức, viên chức), phụ cấp thâm niên nghề (cán bộ, công chức, viên chức chuyên ngành tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm, hải quan, dự trữ quốc gia, giáo dục và đào tạo không còn được áp dụng) và phụ cấp phục vụ quốc phòng, an ninh (giữ mức % hiện hưởng).
Chưa áp dụng 9 loại phụ cấp mới từ 1.7.2024. Ảnh: Quế Chi

Chưa thực hiện 9 loại phụ cấp mới từ 1.7.2024. Ảnh: Quế Chi
Để bảo đảm tổng quỹ phụ cấp của 9 loại (trong đó phụ cấp theo nghề chiếm phần lớn trong tổng quỹ phụ cấp) không quá 30% tổng quỹ lương và căn cứ tương quan phụ cấp hiện hưởng của các nghề, đề xuất 5 nhóm phụ cấp theo nghề (từ 5-30% quỹ lương cơ bản, trong đó viên chức chuyên ngành giáo dục, y tế được hưởng mức cao nhất 30%).
Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ, về các chế độ phụ cấp mới, do thay đổi cơ cấu quỹ phụ cấp trong tổng quỹ lương từ 40%/60% hiện nay (tương ứng quỹ phụ cấp bằng 67% quỹ lương cơ bản) thành 30%/70% theo Nghị quyết số 27-NQ/TW (tương ứng quỹ phụ cấp bằng 43% quỹ lương cơ bản, giảm 24% so với hiện nay);
Đồng thời do bỏ phụ cấp thâm niên nghề đối với cán bộ, công chức, viên chức một số chuyên ngành (chỉ quy định đối với lực lượng vũ trang) và do phải sắp xếp lại nhiều chế độ phụ cấp hiện nay thành 1 chế độ phụ cấp mới (đặc biệt là phụ cấp theo nghề và phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn) dẫn đến nhiều tâm tư của những cán bộ, công chức, viên chức không còn được hưởng phụ cấp thâm niên nghề (gồm: cán bộ, công chức, viên chức chuyên ngành tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm, hải quan, giáo dục và đào tạo… không còn được áp dụng), rất phức tạp khi thực hiện và sẽ có trường hợp có nhiều năm công tác (đang hưởng phụ cấp thâm niên nghề ở mức cao), đang công tác ở vùng khó khăn (mức phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thu hút mức 70%…) khi thực hiện chế độ tiền lương mới có nhiều trường hợp tiền phụ cấp được hưởng thấp hơn mức hiện hưởng rất nhiều.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, trong thời gian chưa đủ điều kiện thực hiện 9 loại phụ cấp mới, Chính phủ đề xuất tiếp tục thực hiện các loại phụ cấp hiện hành; đồng thời giao Chính phủ nghiên cứu sửa đổi, bổ sung chế độ phụ cấp và một số chế độ đặc thù của lực lượng vũ trang và của cán bộ, công chức, viên chức một số chuyên ngành (đặc biệt là phụ cấp theo nghề) mà trong quá trình thực hiện có phát sinh bất hợp lý.
Đối với một số Bộ, ngành đang đề xuất có chế độ phụ cấp theo nghề, cần tiếp tục làm rõ các yếu tố về chính sách ưu đãi và điều kiện lao động để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Thảo luận tại tổ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho hay, theo phương án ban đầu (tăng 23% lương cơ sở), tổng kinh phí dành cho cải cách tiền lương trong 3 năm là khoảng 786.000 tỉ đồng; nhưng khi điều chỉnh tăng lương cơ sở 30%, bổ sung quỹ tiền thưởng và các chính sách có liên quan thì tổng mức tăng lên hơn 913.000 tỉ đồng, tăng thêm 127.000 tỉ đồng so với phương án báo cáo Quốc hội trước đó.
Về nguồn tiền để thực hiện cải cách tiền lương, bà Trà khẳng định Chính phủ đảm bảo được. Đến nay, Chính phủ tích lũy được 680.000 tỉ đồng. Trong 2 năm 2025 - 2026, với những tín hiệu tích cực từ nền kinh tế và các giải pháp tăng thu, dự kiến sẽ đảm bảo được nguồn tiền để thực hiện tổng thể các chương trình.
Bình luận:
Bạn nghĩ gì về nội dung này?
Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.
Gửi bình luận
Cùng chuyên mục
Tin nổi bật

 

Chủ đề tương tự

Back
Top