Sức khỏe Bốn hiểu lầm về bệnh viêm gan A

Người Quan Sát

Người nghèo trong vũ trụ !
Tham gia
4/5/24
Bài viết
161,458
Không nguy hiểm, khả năng lây nhiễm thấp, không cần tiêm vaccine là những hiểu lầm về viêm gan A, ảnh hưởng quá trình điều trị, phòng tránh lây lan.
Huyện Bắc Hà, Lào Cai ghi nhận 11 ca nghi mắc viêm gan A với biểu hiện vàng da, đau bụng, mệt mỏi, chán ăn, men gan tăng cao và đều chưa tiêm vaccine, xuất hiện đầu tháng 5. Sau một tháng điều tra dịch tễ, khoanh vùng ổ dịch và xét nghiệm lâm sàng 11 ca này, Sở Y tế địa phương xác định một bệnh nhân viêm gan A là bé trai 8 tuổi.
Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC, cho biết có 4 hiểu lầm thường gặp về cơ chế lây lan và cách phòng ngừa viêm gan A.
Khả năng lây lan thấp
Viêm gan A dễ lây lan, có thể bùng phát thành dịch trong điều kiện vệ sinh kém, thiếu nước sạch hoặc tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ghi nhận vụ dịch lớn nhất trong lịch sử ở Thượng Hải (Trung Quốc) năm 1988, với hơn 310.000 trường hợp mắc và 31 ca tử vong; nguồn bệnh từ sò huyết tươi. Việt Nam ghi nhận các ổ dịch viêm gan A như 45 ca ở xã Ia Chiêm và Đắk Năng, Kon Tum vào tháng 5/2013. Tháng 8/2018, huyện Lăk thuộc Đăk Lăk phát hiện 80 trường hợp, trong đó 65% là học sinh.
Thời gian ủ bệnh là lúc virus lan truyền mạnh nhất, kéo dài 14-28 ngày trước khi xuất hiện các biểu hiện đầu tiên. Triệu chứng mắc viêm gan A giai đoạn đầu tương tự cảm cúm, gồm ho, sốt, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, chán ăn, nước tiểu sẫm màu, rối loạn tiêu hóa... Sau khi hết sốt, người bệnh có thể bị vàng da, vàng mắt kéo dài 2-4 tuần. Diễn tiến nặng hơn gồm mệt lả người, vàng mắt, vàng da kèm sốt cao, hôn mê sâu, tử vong.
Viêm gan A giai đoạn đầu có biểu hiện tương tự cảm cúm như ho, sốt, mệt mỏi... Ảnh: Vecteezy
Chỉ có một đường lây
Thực tế virus lây nhiễm qua nhiều đường. Trong đó, đường lây phổ biến là tiêu hóa (còn gọi: đường phân - miệng). Virus theo phân của người bệnh thải ra môi trường, xâm nhập cơ thể người khỏe mạnh thông qua nhiều cách: ăn uống, nước thải hoặc vệ sinh kém. Nhóm thực phẩm dễ nhiễm khuẩn gồm rau sống, trái cây chưa rửa sạch, hải sản sống hoặc nấu chưa chín kỹ...
Ngoài ra, virus có thể lây qua quan hệ tình dục đường miệng - hậu môn; truyền từ người này sang người khác nếu ăn chung, sử dụng chung đồ dùng sinh hoạt cá nhân như bát, đũa, khăn mặt, khăn tắm. Một số trường hợp, mầm bệnh xâm nhập cơ thể khi tắm, bơi lội, rửa thức ăn trong hồ, ao.
Phòng ngừa bằng cách rửa tay với xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và trước khi chế biến thực phẩm. Cách này giúp loại bỏ mầm bệnh trên bàn tay, giảm khả năng lây bệnh.
Chế biến thực phẩm với bàn tay nhiễm mầm bệnh sẽ gây lây viêm gan A. Ảnh: Vecteezy
Đặc điểm của virus viêm gan A là phát triển và sinh trưởng trong môi trường tự nhiên. Vùng đầm lầy, ao tù, nước đọng sau mưa, lũ lụt có thể thành nơi tập trung mầm bệnh. Virus còn xâm nhập vào các vật sống như tôm, cua, ốc... Vì vậy, bác sĩ Chính khuyến cáo không tắm, uống nước và ăn thực phẩm ở những khu vực này. Khi gặp thiên tai, người dân cần khử trùng nguồn nước, môi trường xung quanh bằng cloramin B hoặc vôi bột.
Người bệnh viêm gan A không nên chế biến thức ăn cho người khác; sử dụng đồ dùng cá nhân và khu vệ sinh riêng. Bệnh nhân cách ly theo hướng dẫn của bác sĩ, kéo dài một tuần sau khi xuất hiện vàng da hoặc hai tuần kể từ khi có triệu chứng đầu tiên.
Bệnh nhẹ, không ảnh hưởng tính mạng
Quan niệm bệnh nhẹ chưa đúng thực tế. Khoảng 10% người bệnh có thể diễn tiến suy gan tối cấp, hôn mê sâu, tử vong. Nguy cơ trở nặng cao hơn với nhóm mắc bệnh nền mạn tính như tiểu đường, suy tim, thiếu máu, tăng huyết áp... Một số nghiên cứu chứng minh virus tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, hình thành cục máu đông dẫn đến nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não.
hiện chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu, chỉ giảm triệu chứng bằng cách bù dịch khi người bệnh nôn ói, tiêu lỏng quá nhiều. Quá trình hồi phục chậm, kéo dài vài tuần hoặc vài tháng. Trong quá trình này, người bệnh nên tránh các loại thuốc có thể ảnh hưởng chức năng gan như giảm đau hạ sốt acetaminophen (paracetamol); duy trì sự thoải mái, cân bằng dinh dưỡng.
Người tiêm vaccine phòng viêm gan A và B tại Hệ thống tiêm chủng VNVC. Ảnh: Gia Nghi
Không cần tiêm vaccine, bệnh tự khỏi
Suy nghĩ "bệnh tự khỏi" không đúng với y khoa. Sau khi hồi phục, virus viêm gan A vẫn tồn tại trong cơ thể đến sáu tháng, một số trường hợp gây suy gan.Bệnh có thể biến chứng nếu không điều trị đúng cách, kịp thời. Khả năng tăng nặng dễ gặp ở trẻ nhỏ, người suy giảm miễn dịch, người cao tuổi, người có bệnh nền, phụ nữ mang thai. Ví dụ, mẹ bầu mắc viêm gan A không được điều trị có thể tăng nguy cơ nhau thai bong sớm, vỡ ối sớm, chuyển dạ sớm, xuất huyết trước khi sinh, chảy máu âm đạo...
Bác sĩ Chính cho biết viêm gan A có phòng bệnh, được xem là biện pháp hiệu quả. Hiện Việt Nam có hai vaccine gồm đơn và phối hợp, tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi, người lớn. Mỗi người cần chủng ngừa hai đến ba mũi tùy theo loại vaccine và độ tuổi. Trong đó, Twinrix (Bỉ) phòng hai bệnh viêm gan A, B. Twinrix cần tiêm hai mũi cho trẻ từ 12 tháng đến dưới 16 tuổi, ba mũi cho người từ 16 tuổi trở lên.
Bác sĩ lưu ý nên tiêm vaccine phòng viêm gan A ngay hoặc trong vòng hai tuần sau khi tiếp xúc người bệnh. Nếu đến vùng có dịch, cần tiêm phòng trước ít nhất hai tuần.
Gia Nghi

 

Chủ đề tương tự

Back
Top