Cảnh báo hạn hán, sụt lún và nguy cơ đi kèm ở Trung Bộ và Tây Nguyên

Người Quan Sát

Người nghèo trong vũ trụ !
Tham gia
4/5/24
Bài viết
161,458

Hạn hán, sụt lún đất ở Trung Bộ và Tây Nguyên​

Ông Phùng Tiến Dũng, Trưởng phòng dự báo Thủy văn, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, tổng lượng mưa 10 ngày qua tại khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên phổ biến từ 30-60mm, có nơi cao hơn 100mm: Đà Nẵng 164mm, MĐrắk (Đắk Lắk) 157mm. Chuẩn sai lượng mưa tại các khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên có sự phân bố không đồng đều, phổ biến thiếu hụt từ 20-40mm, có nơi thiếu hụt trên 60mm so với trung bình nhiều năm. Riêng khu vực các tỉnh Thanh Hoá, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, phía Nam Tây Nguyên có lượng mưa cao hơn từ 30-50mm, có nơi trên 100mm so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.
Cảnh báo hạn hán, sụt lún và nguy cơ đi kèm ở Trung Bộ và Tây Nguyên- Ảnh 2.

Hạn hán ở Trung Bộ và Tây Nguyên thời gian tới sẽ khốc liệt.
Ở khu vực Trung Trung Bộ, trong 10 ngày qua, mực nước trên các sông trong khu vực có dao động. Tổng lượng dòng chảy trên các sông thiếu hụt so với trung bình nhiều năm từ 15-89%, riêng sông Trà Khúc tại Sơn Giang ở mức tương đương với trung bình nhiều năm cùng kỳ.
Dòng chảy các sông trên khu vực Nam Trung Bộ trong 10 ngày qua biến đổi chậm. Lưu lượng dòng chảy trung bình các sông biến đổi theo xu thể giảm dần và thấp hơn trung bình nhiều năm cùng kỳ từ 22-84%, riêng tại An Hòa lưu lượng dòng chảy cao hơn trung bình nhiều năm cùng kỳ khoảng 5%.
Khu vực Tây Nguyên, tổng lượng dòng chảy trên các sông thấp hơn trung bình nhiều năm cùng kỳ từ 7-76%. Dự báo, tổng lượng mưa từ ngày 21-31/5/2024 tại khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên phổ biến từ 30-60mm, có nơi trên 100mm. Chuẩn sai lượng mưa tại các khu vực phổ biến thiếu hụt từ 30-60mm so với trung bình nhiều năm, riêng khu vực các tỉnh Trung Trung Bộ có lượng mưa xấp xỉ đến cao hơn từ 20-40mm, có nơi trên 60mm so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.
Khu vực Trung Trung Bộ, dòng chảy trên các sông ít biến đổi. Tổng lượng dòng chảy trên các sông thiếu hụt từ 5-90%. Khu vực Nam Trung Bộ, dòng chảy các sông trên khu vực sẽ biến đổi. Lưu lượng dòng chảy các sông phổ biến thấp hơn trung bình nhiều năm cùng kỳ từ 30-80%. Tại Tây Nguyên, tổng lượng dòng chảy các sông thấp hơn trung bình nhiều năm cùng kỳ từ 14-66%.
Chuyên gia cảnh báo, hạn hán làm giảm năng suất, sản lượng cây trồng, giảm diện tích gieo trồng, tăng chi phí sản xuất nông nghiệp; tăng giá thành và giá cả các lương thực; giảm tổng giá trị sản phẩm chăn nuôi. Hạn hán gây khó khăn cho các nhà máy thủy điện trong quá trình vận hành, làm suy giảm, ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng đến dân sinh, kinh tế-xã hội.

Xâm nhập mặn ở Nam Bộ có xu hướng giảm, người dân nên tích trữ nước ngọt​

Ông Phùng Tiến Dũng cho biết, Khu vực miền Tây Nam Bộ chiều và đêm ngày 21/5 có mưa, mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to đến rất to. Từ ngày 22-24/5 có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to (thời gian mưa tập trung vào chiều và tối); sau mưa giảm và có thể chỉ xuất hiện ở vài nơi.
Đến khoảng ngày 28/5 trở đi mưa khả năng có xu hướng gia tăng dần. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc sét, mưa đá và gió giật mạnh. Ban ngày có nắng gián đoạn với nhiệt độ cao nhất tại miền Tây Nam Bộ phổ biến từ 31-34 độ C, có nơi cao hơn.
Mực nước trên sông Tiền và sông Hậu biến đổi chậm theo triều. Mực nước cao nhất tuần tại Tân Châu là 1,45m, tại Châu Đốc 1,65m, ở mức cao hơn trung bình nhiều năm cùng kỳ khoảng 0,25-0,30m.
Từ ngày 21/5-30/5 mực nước trạm Vũng Tàu dao động ở mức trung bình, đỉnh triều trong khoảng thời gian này dao động trong khoảng 3,60-3,80m, thời gian xuất hiện đỉnh triều chủ yếu diễn ra vào khoảng 3 đến 5 giờ và 11 đến 14 giờ hằng ngày. Từ ngày 11/5-20/5,mực nước triều tại trạm Rạch Giá dao động ở mức trung bình và có xu hướng tăng về cuối thời kì, đỉnh triều trong khoảng thời gian này dao động trong khoảng 0,25- 0,35m, thời gian xuất hiện trong khoảng 20 đến 23 giờ hằng ngày.
Xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long có xu thế tăng nhẹ những ngày đầu, sau đó giảm dần. Độ mặn cao nhất tại các trạm phổ biến thấp hơn độ mặn cao nhất tháng 5/2023.
Chuyên gia Phùng Tiến Dũng nhận định, từ nay đến cuối tháng 5/2024, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long có xu thế giảm dần. Các địa phương cần tranh thủ tích trữ nước ngọt khi triều thấp phục vụ nông nghiệp và dân sinh. Độ mặn xâm nhập sâu trong sông, kênh rạch sẽ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân trong khu vực.
"Theo nhận định của chúng tôi, dự báo nửa cuối năm nước ta sẽ chịu ảnh hưởng của hiện tượng La Nina, lượng mưa sẽ tập chung vào nửa cuối mùa mưa bão năm 2024. Đối với khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên, lượng mưa lớn tập trung vào nửa cuối tháng 9 đến tháng 12 năm 2024. Có khả năng xảy ra trường hợp mưa lũ lớn vào nửa cuối mùa năm 2024.
Sau một mùa khô có thể gay gắt hơn so với trung bình nhiều năm, nguy cơ rất cao về trượt lở đất trên diện rộng đối với khu vực miền Trung, Tây Nguyên, các khu vực trung du miền núi", ông Phùng Tiến Dũng cho biết.
Để hạn chế thiệt hại do xâm nhập mặn gây ra, người dân và địa phương phải theo dõi liên tục bản tin dự báo, cảnh báo xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long. Sau đó địa phương phải chủ động trong vấn đề nguồn nước như đắp đập ngăn mặn để lấy nước ngọt và truyền nước trong tình trạng thiếu nước sinh hoạt đối với những vùng trọng điểm thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Bản tin dự báo thời tiết mới nhất hôm nay ngày 20/5: Bắc Bộ và Trung Bộ có mưa.

 

Chủ đề tương tự

Back
Top