Cầu thủ bóng chuyền nữ tăng thu nhập từ các hợp đồng chuyển nhượng

Người Quan Sát

Người nghèo trong vũ trụ !
Tham gia
4/5/24
Bài viết
161,458
HOÀI VIỆT - Thứ ba, 04/06/2024 15:29 (GMT+7)

Chủ công Trần Tú Linh và chủ công Vi Thị Như Quỳnh là hai trường hợp chuyển nhượng cầu thủ bóng chuyền nữ Việt Nam được chú ý những năm gần đây.
Cầu thủ bóng chuyền nữ tăng thu nhập từ các hợp đồng chuyển nhượng

Chủ công Như Quỳnh (16) trong màu áo tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam. Ảnh: VFV
Phí lót tay
Năm 2020, Trần Tú Linh rời đội bóng Ngân hàng Công thương (Vietinbank) để gia nhập đội nữ Hóa chất Đức Giang Lào Cai (khi đó còn giữ tên Hóa chất Đức Giang Hà Nội). Phí chuyển nhượng cầu thủ không được tiết lộ cụ thể. Tuy nhiên, sự việc đã tốn khá nhiều giấy mực của báo giới khi các bên đều cho rằng mình đúng trong hợp đồng.
Dù vậy, để giải quyết thấu đáo, Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam không cấp thẻ vận động viên tại vòng hai giải vô địch quốc gia năm 2020 nên Tú Linh không thể ra sân. Cô chính thức thi đấu cho đội bóng mới Hóa chất Đức Giang Lào Cai từ những mùa giải tiếp theo.
Trường hợp thứ hai là Vi Thị Như Quỳnh. Năm 2021, Vi Thị Như Quỳnh cũng quyết tâm rời đội Vietinbank để gia nhập bóng chuyền nữ Quảng Ninh. Do khúc mắc giữa các bên ở hợp đồng đào tạo trẻ nên Vi Thị Như Quỳnh gặp rắc rối khi tìm cơ hội đến với đội bóng mới. Cuối cùng, để có được sự phù hợp nhất, đội nữ Quảng Ninh đã chấp nhận trả số tiền 160 triệu đồng để giải phóng hợp đồng của Vi Thị Như Quỳnh.
Hai trường hợp kể trên là điển hình của bóng chuyền nữ một số năm trở lại đây. Điều chưa bao giờ được công khai cụ thể đó là cầu thủ đến với đội bóng mới không chỉ được hưởng chế độ cao như thỏa thuận mà còn có phí lót tay (cũng theo thỏa thuận).
Khoản lót tay theo các hợp đồng về chuyển nhượng thể thao đều là thỏa thuận giữa các bên. Nếu không thỏa thuận được, chữ ký không được đưa ra. Vì vậy, đây là những con số được giữ kín, rất hiếm khi đưa ra bên ngoài. Không riêng bóng chuyền nữ, bóng chuyền nam ở Việt Nam cũng có những hợp đồng chuyển nhượng và vận động viên đều có lót tay trong thỏa thuận của mình.
Chủ công Trần Tú Linh. Ảnh: VFV

Chủ công Trần Tú Linh. Ảnh: VFV
Thị trường sôi động từ khi có ngoại binh
Năm 2022 là thời điểm giải bóng chuyền vô địch quốc gia của Việt Nam chính thức cho các đội bóng được đăng ký cầu thủ ngoại tham dự. Chính như vậy, số đông đội bóng đều tập trung ở việc tìm thuê ngoại binh phù hợp nhu cầu chuyên môn của mình.
Đại diện Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam từng cho biết, Liên đoàn chỉ là nơi hướng dẫn giúp đỡ các đội bóng về thủ tục đăng ký cầu thủ ngoại tham gia thi đấu theo đúng quy định của Liên đoàn bóng chuyền thế giới (FIVB) đối với các điều khoản về chuyển nhượng. Việc tìm thuê cầu thủ ngoại hay thương thảo giá trị chuyển nhượng đều tự các đội bóng thực hiện.
Tất cả đội bóng ở Việt Nam có thuê cầu thủ ngoại tham dự giải vô địch quốc gia đều tự tìm cho mình những nơi môi giới cầu thủ từ đấy bỏ chi phí thuê về thi đấu. Người được cho là thu nhập nhiều nhất khi đến Việt Nam thi đấu chính là ngoại binh Polina Rahimova (Azerbaijan).
Năm 2022, tay đập này được đội nữ Geleximco Thái Bình mời về Việt Nam thi đấu sau đó giành ngôi vô địch quốc gia. Lúc đó, giá trị bản hợp đồng của Polina không dưới 47 nghìn USD (gồm tất cả chi phí). Năm 2023, cô được đội nữ Hóa chất Đức Giang Lào Cai mời về khoác áo rồi giành ngôi á quân.
Chi phí chuyển nhượng của Polina không được tiết lộ nhưng chắc chắn không thấp hơn khoản phí mà tay đập này đã nhận ở đội nữ Geleximco Thái Bình trước đó. Giai đoạn thứ nhất của giải bóng chuyền vô địch quốc gia, đội nữ Hóa chất Đức Giang Lào Cai thuê tuyển thủ Thái Lan Sasipaporn Janthawisut khoác áo và đây cũng là một cầu thủ có giá trị chuyển nhượng cao.
Tại Cúp Hùng Vương 2024, Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam cho phép các đội bóng được chuyển nhượng cầu thủ thời vụ đăng kí thi đấu. Khi đó, nhiều bản hợp đồng đã được thực hiện như việc Nguyễn Thị Uyên từ Geleximco Thái Bình đến LPBank Ninh Bình hay Vi Thị Như Quỳnh từ Quảng Ninh đến Binh chủng Thông tin Trường Tươi Bình Phước, Đoàn Thị Xuân từ Xi măng Long Sơn Thanh Hóa đến Hóa chất Đức Giang Lào Cai...
Theo tìm hiểu, dù là hợp đồng thời vụ nhưng các cầu thủ được chuyển nhượng là người có khả năng thi đấu tốt tại vị trí của mình để lấp được điểm yếu ở đội bóng cần thuê. Do thế, chi phí chuyển nhượng cũng là đáng kể. Chính vậy, chuyên môn của cầu thủ đã quyết định về chi phí.
Theo dự báo của giới chuyên môn, giai đoạn thứ hai giải bóng chuyền vô địch quốc gia 2024 sẽ có tính quyết định về thứ hạng của các đội bóng nên việc chuyển nhượng cầu thủ sẽ được diễn ra sôi động đáng kể. Thời điểm thi đấu của giai đoạn thứ hai giải năm nay là tháng 11.2024.
Bình luận:
Bạn nghĩ gì về nội dung này?
Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.
Gửi bình luận
Cùng chuyên mục
Tin nổi bật

 

Chủ đề tương tự

Back
Top