Cháy Vườn Quốc gia Tràm Chim, liệu có cắt đường trở về của sếu đầu đỏ

Người Quan Sát

Người nghèo trong vũ trụ !
Tham gia
4/5/24
Bài viết
161,458
Lê Thanh Phong - Thứ tư, 12/06/2024 20:30 (GMT+7)

Vụ cháy tại Vườn Quốc gia Tràm Chim (huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) ngày 11.6 gây hậu quả rất lớn, trong đó có liên quan đến đàn sếu đầu đỏ - loài chim quý hiếm từng xuất hiện ở đây.
Cháy Vườn Quốc gia Tràm Chim, liệu có cắt đường trở về của sếu đầu đỏ

Phun nước dập lửa ở Vườn Quốc gia Tràm Chim. Ảnh: Tùng Linh
Nhận định ban đầu, vụ cháy có thể do có người xâm nhập trái phép dùng lửa bất cẩn gây ra. Vật chứng tại hiện trường là có nhiều bẫy chuột.
Trong khi chờ cơ quan chức năng điều tra nguyên nhân vụ cháy và xử lý các đối tượng liên quan theo pháp luật, các nhà khoa học quan tâm đến đàn sếu đầu đỏ.
Đầu tháng ba vừa qua, có tin làm nức lòng Vườn Quốc gia Tràm Chim cũng như giới nghiên cứu động vật hoang dã cả nước, đó là có 4 con sếu đã bay trở về tại phân khu A5 - Vườn Quốc gia Tràm Chim. Theo lãnh đạo Vườn, sau hơn 2 năm sếu không về di trú, thì sự quay trở lại của sếu đầu đỏ là điều rất bất ngờ và là tín hiệu vui.
Bởi vì, theo các chuyên gia, 4 con sếu đó bay về để "tiền trạm", trước khi quyết định có cùng cả đàn tới ở hết mùa di cư hay không. Cho nên, hy vọng thời gian tới sẽ có thêm các cá thể sếu đầu đỏ trở lại vườn.
Theo thống kê của vườn quốc gia Tràm Chim, năm 2015 số lượng sếu về 21 con; năm 2016: 14 con; năm 2017: 9 con; năm 2018: 11 con, 2019: 11 con. Năm 2020, sếu không về, năm 2021 về 3 con. Năm 2022 và 2023 sếu không về, đến năm 2024 mới quay trở lại.
Khi có sự xuất hiện của 4 cá thể sếu đầu đỏ, Vườn Quốc gia Tràm Chim đã triển khai các hoạt động tuần tra để ngăn chặn người dân vào đánh bắt ong, khai thác sản vật trong Vườn, làm ảnh hưởng đến môi trường sinh sống của sếu đầu đỏ.
Không chỉ ngăn chặn sự xâm nhập của con người, mà cần phải phục hồi hệ sinh thái, "hấp dẫn" các loài chim di cư, trong đó có sếu đầu đỏ. Khi có được môi trường sống tự nhiên an toàn, đầy đủ thức ăn, thì sếu đầu đỏ mới tìm đến.
Câu hỏi đặt ra: Vụ cháy lớn vừa qua có thay đổi gì đến hệ sinh thái nơi đây, có ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên, làm cho sếu đầu đỏ sợ hãi không quay trở lại hay không?
Nếu vì vụ cháy này mà sếu đầu đỏ "nhất khứ bất phục phản" thì quá đáng tiếc. Nói thẳng luôn, Vườn Quốc gia Tràm Chim mà vắng bóng sếu đầu đỏ thì mất đi "giá trị" lớn nhất.
UBND tỉnh Đồng Tháp đã phê duyệt đề án bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn quốc gia Tràm Chim giai đoạn 2022 - 2032, với tổng kinh phí gần 185 tỉ đồng, đây là đề án quan trọng, cần đến chuyên môn, kỹ thuật, hơn là chuyện tiền bạc.
Nhưng rất đáng tiếc, một vụ cháy đã xảy ra, thiệt hại hiện tại là một chuyện, phục hồi một vùng tự nhiên để các loài chim đến sinh sống là chuyện không dễ.
Vụ cháy là bài học phải trả giá đắt, đắt nhất có thể là đàn sếu đầu đỏ chưa biết bao giờ trở lại.
Bình luận:
Bạn nghĩ gì về nội dung này?
Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.
Gửi bình luận
Cùng chuyên mục
Tin nổi bật

 

Chủ đề tương tự

Back
Top