Chính sách và phát triển: Hiệu quả từ nguồn vốn vay tín dụng

Người Quan Sát

Người nghèo trong vũ trụ !
Tham gia
4/5/24
Bài viết
161,458
Những năm qua, với sự vào cuộc tích cực của các tổ chức chính trị-xã hội, hoạt động nhận ủy thác vốn vay ưu đãi thông qua các chương trình tín dụng chính sách xã hội (CSXH) đã phát huy hiệu quả và là bệ đỡ quan trọng để người dân vùng sâu, vùng xa, đồng bào DTTS phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, từng bước ổn định cuộc sống.
Dân Tiến là xã vùng sâu của huyện Võ Nhai với đa số dân là đồng bào DTTS. Trong phát triển kinh tế-xã hội, từ nguồn vốn vay ưu đãi đã giúp nhiều gia đình có điều kiện phát triển chăn nuôi, sản xuất, vươn lên thoát nghèo. Như gia đình bà Bàn Thị Thơ, dân tộc Dao, ở xóm Làng Mười trước đây thuộc diện hộ nghèo của địa phương, cả gia đình chỉ trông vào làm ruộng. Được sự hướng dẫn, bảo lãnh của Hội Phụ nữ xã Dân Tiến, bà Thơ đã mạnh dạn vay vốn ưu đãi của Ngân hàng CSXH để phát triển chăn nuôi.

 
Chăm chỉ làm ăn, đến nay, gia đình bà đã thoát nghèo và có điều kiện xây sửa lại ngôi nhà đã xuống cấp. Bà Thơ cho biết: “Trước đây, gia đình tôi rất khó khăn, mặc dù làm lụng quanh năm nhưng nhiều thời điểm vẫn không đủ ăn. Nhờ có nguồn vốn vay ưu đãi tín dụng, tôi mua bò để phát triển chăn nuôi và trồng rừng. Giờ đây cuộc sống gia đình đã ổn định hơn rất nhiều”.

Không chỉ giúp người dân trong công cuộc xóa nghèo, chương trình tín dụng CSXH còn là trợ lực giúp đồng bào DTTS ở Võ Nhai có thêm nguồn lực kinh tế, phát huy những lợi thế sẵn có để vươn lên làm giàu. Như gia đình ông Kiều Thượng Chất, dân tộc Tày, ở xóm Phượng Hoàng, xã Phú Thượng trước đây có khu vườn rộng hơn 1ha trồng na.

Năm 2021, ông Chất mạnh dạn vay Ngân hàng CSXH 80 triệu đồng để đầu tư hệ thống tưới tiêu cho vườn na của gia đình. Nhờ chủ động được nguồn nước tưới đã giúp tăng sản lượng na thu hoạch và tiết kiệm thời gian, công sức lao động. Nếu như trước đây, mỗi năm vườn na của gia đình ông Chất chỉ cho thu nhập khoảng 70 triệu đồng thì hiện nay đã là hơn 100 triệu đồng. Ông Chất cho biết: “Nhờ sự hỗ trợ của Ngân hàng CSXH cho vay vốn, tôi đầu tư mạnh vào trồng trọt. Thời gian tới, nếu có thêm vốn, tôi sẽ mở rộng diện tích trồng na để tăng thêm thu nhập”.

Từ đầu năm 2024 đến nay, Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Võ Nhai phối hợp với các tổ chức chính trị-xã hội nhận ủy thác, giải ngân cho hơn 1.200 khách hàng có nhu cầu vay vốn sản xuất với tổng số tiền hơn 67 tỷ đồng. Ông Phạm Thế Vinh, Phó giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Võ Nhai cho biết: “Không chỉ thực hiện nhiệm vụ giao vốn cho hộ nghèo, đối tượng chính sách, đặc biệt là đồng bào DTTS, chúng tôi còn phối hợp với nhiều tổ chức chính trị-xã hội như hội phụ nữ, hội nông dân... hướng dẫn người dân thực hiện các mô hình, dự án phát triển kinh tế; tổ chức những lớp tập huấn, tổ chức đưa người dân đi tham quan, học tập các mô hình sản xuất, kinh doanh có hiệu quả về áp dụng tại địa phương”.

Thực tế cho thấy, nguồn vốn tín dụng CSXH đã và đang là công cụ hữu hiệu trong công cuộc giảm nghèo bền vững ở huyện Võ Nhai. Năm 2022, toàn huyện giảm được gần 600 hộ nghèo so với năm 2021 (giảm hơn 3%); đến cuối năm 2023, huyện Võ Nhai chỉ còn 2.156 hộ nghèo, giảm 741 hộ so với năm 2022 (giảm hơn 4%), vượt chỉ tiêu so với kế hoạch đề ra.

KIM ANH

* Mời bạn đọc vào chuyên mục Dân tộc, tôn giáo xem các tin, bài liên quan.

 

Chủ đề tương tự

Back
Top