Cho phép ghi âm toàn bộ diễn biến phiên tòa

Người Quan Sát

Người nghèo trong vũ trụ !
Tham gia
4/5/24
Bài viết
161,458
Theo đó, Quốc hội tiến hành biểu quyết bằng hình thức bấm nút điện tử để thông qua dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (TAND) (sửa đổi). Kết quả cho thấy, có 459/464 ĐBQH có mặt tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 94,25%), Quốc hội chính thức thông qua Luật Tổ chức TAND (sửa đổi).
Cho phép ghi âm toàn bộ diễn biến phiên tòa- Ảnh 1.

Các ĐBQH biểu quyết thông qua dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi).
Trước khi các ĐBQH bấm nút thông qua dự thảo luật, Chủ nhiệm Ủy ban Tư Pháp Lê Thị Nga nêu một số vấn đề lớn quá trình thảo luận còn ý kiến khác nhau của dự thảo luật.
Về đổi mới TAND cấp tỉnh, TAND cấp huyện theo thẩm quyền xét xử, bà Nga cho biết, do còn ý kiến khác nhau, nên UBTVQH đã chỉ đạo xây dựng 2 phương án và xin ý kiến các ĐBQH bằng phiếu, cụ thể:
Phương án 1: Giữ nguyên quy định của Luật hiện hành về TAND cấp tỉnh, TAND cấp huyện;
Phương án 2: Đổi mới TAND cấp tỉnh thành TAND phúc thẩm, TAND cấp huyện thành TAND sơ thẩm.

Kết quả là có 194/487 ĐBQH tán thành phương án 1 (tỉ lệ 39,84%); có 170/487 ĐBQH tán thành phương án 2 (tỉ lệ 34,91%).
Như vậy, không có phương án nào đạt quá nửa tổng số ĐBQH tán thành. Sau khi xin ý kiến các vị ĐBQH, TAND Tối cao và Thường trực Ủy ban Tư pháp thống nhất đề nghị tiếp thu đa số ĐBQH đã ghi phiếu, tiếp tục giữ nguyên quy định TAND cấp tỉnh, TAND cấp huyện như luật hiện hành.
Cho phép ghi âm toàn bộ diễn biến phiên tòa- Ảnh 2.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga.
Về TAND sơ thẩm chuyên biệt, để bảo đảm tính thống nhất, không tạo ra khoảng trống pháp luật, UBTVQH chỉ đạo, các cơ quan thống nhất bổ sung khoản 5 Điều 152: "Các Tòa án tiếp tục thực hiện thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hành chính; xét xử sơ thẩm, giải quyết vụ việc về sở hữu trí tuệ; giải quyết vụ việc phá sản theo quy định của pháp luật tố tụng, pháp luật về phá sản cho đến khi các TAND sơ thẩm chuyên biệt được thành lập và hoạt động theo quy định của luật".
Về tham dự và hoạt động thông tin tại phiên tòa, phiên họp, UBTVQH cho rằng việc ghi âm, ghi hình phải bảo đảm quyền con người, quyền công dân; bảo đảm sự tôn nghiêm của phiên tòa, phiên họp và hoạt động thông tin theo quy định của pháp luật.
Quá trình diễn ra phiên tòa, phiên họp, nhiều thông tin, chứng cứ được công bố nhưng chưa được kiểm chứng, nhất là thông tin về đời tư cá nhân, bí mật gia đình, bí mật kinh doanh,… Các thông tin, chứng cứ này cần được Hội đồng xét xử xem xét, kết luận trong bản án, quyết định.
Do đó, dự thảo luật đã được chỉnh lý "cho phép ghi âm toàn bộ diễn biến phiên tòa, phiên họp; việc ghi hình chỉ được thực hiện trong thời gian khai mạc phiên tòa, phiên họp và tuyên án, công bố quyết định".
Việc ghi âm, ghi hình nêu trên phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa, phiên họp, những người có liên quan theo quy định. Đồng thời, trong trường hợp cần thiết để phục vụ nhiệm vụ chuyên môn, tòa án tiến hành ghi âm, ghi hình diễn biến phiên tòa, phiên họp; việc sử dụng, cung cấp kết quả ghi âm, ghi hình của Tòa án được thực hiện theo quy định của pháp luật và giao Chánh án TAND Tối cao quy định chi tiết.

 

Chủ đề tương tự

Back
Top