Chuỗi siêu thị dùng AI đánh giá nụ cười nhân viên gây tranh cãi

Người Quan Sát

Người nghèo trong vũ trụ !
Tham gia
4/5/24
Bài viết
161,458
NGUYỄN ĐĂNG (THEO SCMP) - Thứ hai, 22/07/2024 16:02 (GMT+7)

Chuỗi siêu thị dùng AI đánh giá nụ cười nhân viên gây tranh cãi

Aeon là công ty đầu tiên trên thế giới sử dụng AI để đo lường thái độ của nhân viên phục vụ khách hàng. Ảnh: SCMP
Vào ngày 1.7, thương hiệu quốc gia này đã công bố họ đã trở thành công ty đầu tiên trên thế giới quảng bá hệ thống AI đo nụ cười và đang được sử dụng tại 240 cửa hàng trên khắp Nhật Bản.
Theo đó, ứng dụng có tên “Mr Smile” được phát triển bởi công ty công nghệ Nhật Bản InstaVR và được cho là có khả năng đánh giá chính xác thái độ phục vụ của nhân viên bán hàng.
Hệ thống này sử dụng hơn 450 yếu tố bao gồm biểu cảm khuôn mặt, âm lượng giọng nói và giọng điệu chào hỏi. Nó cũng được thiết kế với nhiều yếu tố hấp dẫn khác để khuyến khích nhân viên cải thiện thái độ của mình bằng cách thử thách điểm số của họ.
Aeon cho biết, họ đã tiến hành thử nghiệm hệ thống này tại 8 cửa hàng với khoảng 3.400 nhân viên và nhận thấy thái độ phục vụ được cải thiện tới 1,6 lần trong vòng 3 tháng.
Chính sách này làm dấy lên lo ngại về việc liệu hệ thống AI có làm tăng tình trạng quấy rối nơi làm việc, đặc biệt là từ khách hàng hay không – một vấn đề nghiêm trọng ở Nhật Bản.
"Kasu-hara", là hành vi quấy rối khách hàng với nhân viên, thể hiện dưới hình thức ngôn ngữ lăng mạ và khiếu nại liên tục.
Năm nay, gần một nửa trong số 30.000 nhân viên được khảo sát, những người làm việc trong ngành dịch vụ và các lĩnh vực khác, đã chia sẻ với UA Zensen - công đoàn lớn nhất Nhật Bản, về việc họ bị khách hàng quấy rối.
Một nhân viên chia sẻ với UA Zensen: "Nụ cười phải là thứ đẹp đẽ, xuất phát từ trái tim chứ không phải bị đối xử như một sản phẩm".
“Mọi người đều khác nhau, và họ cũng thể hiện tình cảm của mình theo cách khác nhau. Sử dụng máy móc để 'chuẩn hóa' thái độ của mọi người nghe có vẻ lạnh lùng và ngớ ngẩn”, một ý kiến khác cho biết.
Hành động của Aeon đã được so sánh với chiến lược được McDonald's triển khai tại Nhật Bản có tên gọi là “Smile zero yen”. Chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh tại Nhật Bản đã ghi dòng chữ "Smile" trên thực đơn từ những năm 1980, với mức giá "0 yên" để nhấn mạnh rằng việc chào đón khách hàng bằng nụ cười thì chẳng mất mát gì.
Ý tưởng này ngày càng bị đặt dấu hỏi trong những năm gần đây vì nó được coi là tạo thêm gánh nặng cho những nhân viên được trả lương theo giờ thấp nhất cả nước.
Sau khi Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản công bố hướng dẫn chống quấy rối người lao động vào năm 2022, nhiều công ty được khuyến khích duy trì tiêu chuẩn dịch vụ mà không ảnh hưởng đến phúc lợi của nhân viên.
Gần đây, tin tức về một siêu thị ở tỉnh Fukuoka, Nhật Bản, đã triển khai quầy thanh toán siêu chậm, nơi khách hàng có thể dành tới 20 phút để thanh toán mà không cảm thấy bị áp lực, đã được đón nhận nồng nhiệt.
Biện pháp này nhằm thể hiện sự quan tâm đến khách hàng cao tuổi và khuyết tật. Tuy nhiên, mặc dù có ít khách hàng hơn đi qua quầy thanh toán, doanh số vẫn tăng 10%, theo Asahi TV.
Bình luận:
Bạn nghĩ gì về nội dung này?
Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.
Gửi bình luận
Cùng chuyên mục
Tin nổi bật

 

Chủ đề tương tự

Back
Top