Chuyên gia gợi ý chiến thuật sắp xếp nguyện vọng

Người Quan Sát

Người nghèo trong vũ trụ !
Tham gia
4/5/24
Bài viết
161,458
Tại ngày hội còn có sự tham gia của 150 gian tư vấn của các trường đại học, cao đẳng, đơn vị giáo dục trong và ngoài nước. Các chuyên gia tư vấn uy tín, nhiều năm kinh nghiệm đến từ Bộ GD&ĐT và các trường đại học đã cung cấp cái nhìn tổng quan về sự đa dạng các bậc học, ngành học, môi trường đào tạo của từng trường; giải đáp cặn kẽ mọi thắc mắc của thí sinh và phụ huynh trước khi kết thúc đăng ký, điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng xét tuyển...
Phát biểu tại ngày tư vấn xét tuyển, PGS,TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT), cho biết việc tư vấn xét tuyển trong giai đoạn này rất cần thiết đối với thí sinh trong việc định hướng để lựa chọn sáng suốt khi đăng ký nguyện vọng xét tuyển.

PGS, TS Nguyễn Thu Thủy lưu ý: “Đối với các em đã có kết quả trúng tuyển sớm của các trường vẫn phải đăng ký nguyện vọng lên hệ thống xét tuyển của Bộ GD&ĐT. Các em cần bảo mật tài khoản truy cập vào hệ thống, vì nếu để lộ có thể sẽ bị người khác điều chỉnh, thay đổi nguyện vọng xét tuyển của mình. Thí sinh không nên đăng ký quá nhiều nguyện vọng, mà nên cân nhắc, phân bổ số nguyện vọng (có các ngành mình yêu thích và có các ngành có cơ hội đỗ cao) để hạn chế rủi ro trượt tất cả các nguyện vọng.

 
Theo các chuyên gia tuyển sinh, khi thực hiện đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học thí sinh cần có chiến thuật, sắp xếp các nguyện vọng hợp lý để tăng khả năng trúng tuyển. Tỷ lệ thí sinh trúng tuyển trên số thí sinh đăng ký xét tuyển năm trước khoảng 93%. Do đó việc trúng tuyển đại học không khó. Cái khó là chọn đúng ngành mình thích, đúng mục tiêu nghề nghiệp.

Hiện nay phần lớn thí sinh đã trúng tuyển một phương thức xét tuyển sớm nào đó. Dù trúng tuyển hay chưa, các em cũng phải thực hiện đăng ký nguyện vọng xét tuyển trên hệ thống của Bộ GD&ĐT. Khi đăng ký ngành, trường mình yêu thích nhất cứ đặt nguyện vọng cao nhất. Ngành ít yêu thích nhất nên để ở nguyện vọng thấp nhất để tránh mất cơ hội vào ngôi trường mình mong muốn.

 
Hiện các trường đại học đã công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) của phương thức xét tuyển dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Đây là mức điểm thấp nhất mà thí sinh được đăng ký xét tuyển vào trường.

Tuy nhiên, thực tế vẫn có không ít thí sinh, phụ huynh nhầm lẫn điểm sàn là điểm trúng tuyển nên đăng ký, sắp xếp nguyện vọng xét tuyển không hợp lý dẫn đến trượt đại học.

 
 
Nếu trượt năm nay thì thí sinh là học sinh lớp 12 năm nay vẫn có thể tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Về nguyên tắc, thí sinh học chương trình nào sẽ thi theo chương trình đó. Thí sinh cũng có thể sử dụng kết quả thi để xét tuyển đại học, cao đẳng vào năm sau. Tuy nhiên có thể các trường sẽ dành ít chỉ tiêu hơn để xét tuyển với nhóm thí sinh này, nên các em sẽ ít lợi thế hơn so với việc tham gia xét tuyển năm nay.

Tin, ảnh: KHÁNH HÀ

*Mời bạn đọc vào chuyên mục Giáo dục Khoa học xem các tin, bài liên quan.

 

Chủ đề tương tự

Back
Top