Chuyên gia Hàn Quốc chỉ cách để sâm Việt cạnh tranh quốc tế

Người Quan Sát

Người nghèo trong vũ trụ !
Tham gia
4/5/24
Bài viết
161,458
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng sâm Việt Nam có thành phần hóa học và tác dụng dược lý tốt và không thua kém gì so với các loài sâm quý khác trên thế giới.
Là dược quý, từ năm 2017, sâm Việt Nam đã được Chính phủ đưa vào danh mục sản phẩm quốc gia. Đến nay, sâm Việt Nam đã được nhân giống, trồng, phát triển các sản phẩm chăm sóc sức khỏe người Việt, góp phần thúc đẩy kinh tế, an sinh xã hội một số địa phương.
Chuyên gia Hàn Quốc chỉ cách để sâm Việt cạnh tranh quốc tế- Ảnh 1.

Sâm Việt Nam có tác dụng dược không thua kém các loài sâm quý trên thế giới. Ảnh Hoàng Giang
Thông tin trên được PGS-TS Vũ Đức Lợi, Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam-Hàn Quốc (VKIST) thông tin tại hội thảo khoa học "Tiêu chuẩn chất lượng dược liệu sâm (Panax spp) và sản phẩm chăm sóc sức khỏe từ sâm", ngày 27-6 tại Hà Nội.
PGS Lợi cho biết việc xây dựng tiêu chuẩn chất lượng sâm và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe từ sâm đã được đưa vào dược điển các nước, trong đó có Việt Nam.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của khoa học và kỹ thuật đòi hỏi việc xây dựng chất lượng sâm và sản phẩm từ sâm cũng phải thay đổi để kiểm soát hàm lượng hoạt chất và ngày càng tăng độ chính xác.
"Muốn sâm Việt Nam có thể cạnh tranh được với các loại sâm khác trên thị trường phải có những tiêu chuẩn chất lượng rõ ràng, hiện đại và tin cậy. Từ đó, tạo tiền đề cho nghiên cứu và phát triển sâm Việt Nam thành thương hiệu quốc gia"- PGS Lợi nhấn mạnh.
Chuyên gia Hàn Quốc chỉ cách để sâm Việt cạnh tranh quốc tế- Ảnh 2.

Các chuyên gia cho rằng cần tăng cường nghiên cứu khoa học về sâm Việt Nam
Tại hội thảo, GS Jeong Hill Park, Đại học quốc gia Seoul (Hàn Quốc) cho rằng Việt Nam cần cải thiện kỹ thuật trồng sâm, nghiên cứu khoa học, xây dựng tiêu chuẩn kiểm định chất lượng để sâm Việt phát huy hết lợi thế. Đồng thời, tăng quy mô số lượng trang trại và diện tích trồng sâm.
Theo GS Jeong Hill Park, kỹ thuật trồng sâm và doanh thu của Việt Nam còn hạn chế, đặc biệt nghiên cứu khoa học về sâm chưa nhiều. "Hàn Quốc có hơn 600 công bố về sâm được xuất bản hàng năm, trong khi đó Việt Nam chỉ có khoảng 13 công bố, chiếm khoảng 2% so với Hàn Quốc"- ông nói.
Ông cho rằng Việt Nam cũng cần chú trọng bảo vệ nguồn gene, vì sâm Việt Nam chỉ sống ở các vùng núi cao, hơn nữa lại rất đa dạng về mặt di truyền…
Cùng quan điểm, ông Lê Quang Thảo, Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương (Bộ Y tế) cho rằng nguy cơ sâm bị làm giả rất cao và cần có phương pháp để phân biệt các loại sâm của Việt Nam.
Các chuyên gia cũng nêu vấn đề Hàn Quốc có nền công nghiệp sâm đạt 2,7 tỉ USD vào năm 2023. Còn theo thống kê của Bộ Y tế, giá trị kinh tế về dược liệu của Việt Nam đạt khoảng 500 triệu USD, chỉ bằng khoảng 1/5 giá trị của riêng cây sâm Hàn Quốc. Do đó cần sớm xây dựng tiêu chuẩn chất lượng dược liệu sâm.
Chuyên gia Hàn Quốc chỉ cách để sâm Việt cạnh tranh quốc tế- Ảnh 3.

Đề xuất đưa công nghệ mới nhất từ Hàn Quốc vào nghiên cứu chế biến cho sâm Việt Nam
Theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy, thông qua VKIST cùng với sự giúp đỡ từ các chuyên gia Hàn Quốc những năm gần đây việc chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp Việt, đặc biệt hướng công nghệ chiết xuất dược liệu với hàm lượng cao đã có kết quả bước đầu.
Thứ trưởng Bùi Thế Duy mong muốn sẽ có dự án nghiên cứu chuyển giao công nghệ, hợp tác sản xuất, đặc biệt kết nối để đưa công nghệ mới nhất từ Hàn Quốc vào nghiên cứu chế biến cho sâm Việt Nam.
Sâm Việt Nam là một trong 12 loài thuộc chi nhân sâm (Panax), được phát hiện lần đầu trong tự nhiên ở vùng núi Ngọc Linh thuộc tỉnh Kon Tum và Quảng Nam vào năm 1973 và chính thức ghi nhận đầy đủ về mặt định danh thực vật học năm 1985.
Đến nay, sâm Việt Nam đã được phát hiện ở rất nhiều địa phương khác nhau, ngoài Quảng Nam và Kon Tum còn có Lâm Đồng, Lai Châu... Một số vùng trồng đã chuẩn hóa quy trình trồng 7 bước từ kiểm soát điều kiện trồng, nguồn giống, quy trình chăm sóc theo độ tuổi cây, theo dõi định kỳ sinh trưởng và kiểm soát tích lũy hoạt chất.

 

Chủ đề tương tự

Back
Top