Chuyên gia nam học bật mí chuyện người đàn ông không tinh trùng vẫn có con "chính chủ"

Người Quan Sát

Người nghèo trong vũ trụ !
Tham gia
4/5/24
Bài viết
161,458
Nhắc lại hành trình có được con yêu, anh H. kể lại, khi nghe bác sĩ thông báo 'bị biến chứng teo tinh hoàn, không có tinh trùng do biến chứng quai bị', cả hai vợ chồng anh đều nghĩ rằng có lẽ cơ hội có con sẽ dừng lại...
"Thế nhưng sau khi tìm hiểu, hai vợ chồng tôi biết được phương pháp phẫu thuật vi phẫu tinh hoàn tìm tinh trùng (Micro TESE) kết hợp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) để tìm con. Hành trình tìm con lại bắt đầu..."- anh H. kể.
Thực hiện phẫu thuật tại Bệnh viện Nam học và hiếm muộn Hà Nội, anh H. tìm thấy tinh trùng để tạo phôi. Tuy nhiên, lần chuyển phôi đầu tiên đã không thành công.
[IMG alt="Chuyên gia nam học bật mí chuyện người đàn ông không tinh trùng vẫn có con chính chủ
- Ảnh 1."]https://suckhoedoisong.qltns.mediac...5/19/bs-viet-1716128102932417794389.jpg[/IMG]
ThS.BS Đinh Hữu Việt tư vấn, thăm khám cho người bệnh
Kiên trì trên hành trình "tìm con", năm 2022 vợ chồng anh H. quyết tâm tiếp tục thực hiện phẫu thuật. Thời điểm đó, gia đình anh H. đã nhận được hỗ trợ phẫu thuật vi phẫu tinh hoàn tìm tinh trùng Micro TESE miễn phí.
'Lần này, may mắn vợ tôi đã có thai và sinh được một bé gái khỏe mạnh. Mọi người ai cũng phấn khởi chúc mừng hai vợ chồng tôi"- anh H. nhớ lại thời điểm hạnh phúc được làm cha lần đầu...
Theo ThS.BS Đinh Hữu Việt - Trưởng Khoa Nam học, Bệnh viện Nam học và hiếm muộn Hà Nội hiện nay có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng vô sinh ở nam giới. Trong đó nguyên nhân chính là bệnh quai bị, gây ra tình trạng viêm và teo tinh hoàn, dẫn đến không có tinh trùng.
"Nguyên nhân này xảy ra ở khoảng 10-15% những cặp đôi không có tinh trùng tới thăm khám tại bệnh viện"- ThS.BS Đinh Hữu Việt nói...
Tuy nhiên, theo chuyên gia này hiện nay, với sự phát triển của y học hiện đại, nam giới không có tinh trùng vẫn có cơ hội có con. Các bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật vi phẫu tinh hoàn tìm tinh trùng Micro TESE để tìm kiếm tinh trùng trong các ống dẫn tinh.
Bên cạnh đó, các tiến bộ trong phân tích nhiễm sắc thể ngày càng giúp cho các nhà di truyền y học có thể sàng lọc phát hiện được đa số các rối loạn về số lượng, cấu trúc nhiễm sắc thể, các rối loạn đơn gene trên nhiễm sắc thể thường và liên kết với nhiễm sắc thể giới tính ở phôi, từ đó có thể giúp loại bỏ các phôi có bất thường di truyền và định hướng chuyển phôi phù hợp.
"Thực tế, phương pháp này đã được thực hiện hiệu quả, giúp nhiều gia đình hiếm muộn có con thành công, sinh con khỏe mạnh"- BS Việt thông tin.
Khác tình huống của vợ chồng anh H., trong hành trình "tìm con" của các cặp vợ chồng chia sẻ tại lễ tổng kết Tuần lễ vàng năm 2024 và kỷ niệm 15 năm thành lập Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn tổ chức hôm nay - ngày 19/5 có rất nhiều câu chuyện đôi khi không dễ dàng, nhưng rồi vẫn được hạnh phúc làm cha mẹ...
Gia đình chị Nguyễn Thị Huệ và anh Phùng Văn Tuấn ở Yên Mô, Ninh Bình cưới nhau năm 2009, nhưng niềm hạnh phúc được làm cha mẹ của cặp đôi này lại khá khó khăn.
[IMG alt="Chuyên gia nam học bật mí chuyện người đàn ông không tinh trùng vẫn có con chính chủ
- Ảnh 2."]https://suckhoedoisong.qltns.mediac...ben-con-yeu-17161281920881964596372.jpg[/IMG]
Gia đình chị Nguyễn Thị Huệ giao lưu tại buổi lễ.
"Vợ chồng tôi chữa trị khắp nơi, ai giới thiệu địa chỉ nào đều đến thăm khám với hy vọng nhanh được có con bế bồng, thế nhưng chúng tôi mất 12 năm ròng rã để"tìm con". Trong hành trình đó, không ít lần vợ chồng tôi đã phải đối mặt với cảm giác chán nản, thất vọng. Thế rồi giữa năm 2021, qua lời giới thiệu của người thân, gia đình tôi đã gặp may mắn..."- chị Huệ chia sẻ.
Sau khi thăm khám, bác sĩ chuyên khoa tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội chẩn đoán chị Huệ bị polyp buồng tử cung cần thực hiện phẫu thuật loại bỏ polyp trước khi bước vào quá trình thực hiện hỗ trợ sinh sản.
Cũng từ đây, may mắn bắt đầu mỉm cười với anh chị khi mọi quá trình kích trứng, chọc trứng, tạo phôi đều diễn ra thuận lợi. Tháng 5/2021, vợ chồng chị Huệ vỡ òa hạnh phúc khi lần đầu tiên sau 12 năm hiếm muộn đã được đón con yêu.
Cuối năm 2023, vợ chồng chị Huệ quyết định quay lại đây để tiếp tục chuyển phôi trữ lần 2. Sau quá trình thăm khám, tháng 1/2024 chị Huệ chuyển phôi trữ thành công, hiện tại chị đang mang thai ở tuần thứ 22 với một niềm hạnh phúc vô bờ.
BSCK I Phạm Văn Hưởng, Phó giám đốc chuyên môn, Trưởng khoa Hỗ trợ Sinh sản của bệnh viện cho biết, mong mỏi có con đối với mỗi người, mỗi gia đình là hoàn toàn chính đáng. Tuy nhiên, không phải ai cũng tìm thấy con yêu một cách dễ dàng.
Trong điều trị hiếm muộn, rào cản lớn nhất thường là vấn đề kinh tế. Vì vậy, bệnh viện thực hiện chương trình "Tuần lễ vàng" bên cạnh mang ý nghĩa truyền niềm tin, động lực cho các gia đình mà trên hết là mong muốn mang đến những ưu đãi, hỗ trợ thiết thực trong thăm khám và điều trị hiếm muộn, rút ngắn hành trình tìm con, hiện thực hóa giấc mơ được làm cha làm mẹ cho các gia đình vô sinh, hiếm muộn...
Thái Bình
Ý kiến của bạn
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.

 

Chủ đề tương tự

Back
Top