Cô gái mất 2 tháng móc len thành chiếc áo lấy ý tưởng từ Nhật Bình

Người Quan Sát

Người nghèo trong vũ trụ !
Tham gia
4/5/24
Bài viết
161,458
Trâm Anh đã tìm hiểu và nghiên cứu rất kỹ về các chi tiết của áo Nhật Bình, rồi áp dụng kỹ thuật móc len để thực hiện. Trâm Anh đã dành khoảng 2 tháng để móc phần thân, tay áo. Còn các họa tiết ở cổ và vạt áo, cô gái này đã đặt in theo dạng ủi nhiệt tại một số cửa hàng phụ liệu. Trâm Anh muốn tái hiện giống nhất một chiếc áo Nhật Bình từ chất liệu len.
Cô gái mất 2 tháng móc len thành chiếc áo lấy ý tưởng từ Nhật Bình- Ảnh 1.

Trâm Anh dành khoảng 2 tháng để móc len thành chiếc áo lấy ý tưởng từ Nhật Bình
Trâm Anh đã dùng alize diva, một dòng sợi acrylic có độ bóng để tổng thể áo được mượt mà nhất có thể. Trâm Anh áp dụng kỹ thuật móc len mũi kép thành hình ngũ giác, tạo nên tay và thân áo. Sau đó, cô gái này đã may cổ áo vào phần tay, thân đã được móc từ len. Và cuối cùng là ủi nhiệt các họa tiết chim phượng, hạc... lên trên áo.
“Mình rất thích móc len. Quá trình làm chiếc áo này giúp mình được tĩnh tâm, có thời gian suy nghĩ, chiêm nghiệm cuộc sống. Ngoài ra, mình muốn chụp bộ ảnh với chiếc áo này để nêu lên thông điệp các bạn trẻ vẫn rất yêu và muốn gìn giữ những giá trị truyền thống. Chiếc áo móc bằng len của mình là mượn ý tưởng từ chiếc áo Nhật Bình, còn để nói giống 100% thì không phải”, Trâm Anh chia sẻ.
Cô gái mất 2 tháng móc len thành chiếc áo lấy ý tưởng từ Nhật Bình- Ảnh 2.

Trâm Anh rất yêu thích những giá trị truyền thống
Trâm Anh cho biết từ năm 10 tuổi đã tự lên YouTube học móc len để làm ra những chiếc móc khóa tặng bạn cùng lớp. Trâm Anh cho biết đan và móc len khác nhau. Đan len sử dụng hai que nhọn có cùng một kích thước và chiều dài, còn móc thì chỉ một. Ngoài quần áo, Trâm Anh còn có thể móc nón, túi xách, đồ lưu niệm từ len. Cô gái cho biết móc len rất dễ, chỉ cần cất công ra tìm hiểu thì có thể thỏa sức sáng tạo, làm nhiều vật dụng thú vị.
Thời gian mới học móc len, Trâm Anh gặp rất nhiều khó khăn vì không thể điều khiển cây kim để sợi len được đều hơn. Cô gái cho biết phải kiểm soát được lực dồn vào mũi kim thì từng sợi len đan vào nhau mới có thể đều và mượt mà. Ngoài ra, khi móc len phải tính toán, khéo léo để mặt ngoài tinh xảo nhưng bên trong không bị rối.
Cô gái mất 2 tháng móc len thành chiếc áo lấy ý tưởng từ Nhật Bình- Ảnh 3.

Trâm Anh dùng len móc thành chiếc váy lấy ý tưởng từ hoa hướng dương
KIM NGỌC NGHIÊN
Trâm Anh cho biết phải tốn gần nửa năm mới có thể học được kỹ thuật tapestry (móc cải màu). Thay vì chỉ sử dụng một loại len móc thành vật dụng nào đó thì kỹ thuật này kết hợp nhiều sợi với nhau. Khi muốn tạo ra họa tiết khác với nền áo, phải nối một sợi len khác vào. Càng phối trộn nhiều màu, họa tiết thì càng khó và đòi hỏi người làm phải tỉ mỉ để những đoạn nối không bị rối, làm mất thẩm mỹ.
Cô gái mất 2 tháng móc len thành chiếc áo lấy ý tưởng từ Nhật Bình- Ảnh 4.

Chiếc váy được Trâm Anh áp dụng kỹ thuật móc cải màu
KIM NGỌC NGHIÊN
Một trong những tác phẩm mà Trâm Anh tâm đắc là bộ trang phục màu xanh, trắng có họa tiết nhân vật hoạt hình, hình trái tim. Cô gái này tốn khoảng 1 tuần mới có thể hoàn thiện. “Để móc được chiếc áo có họa tiết thật sự rất khó. Mình phải móc họa tiết trước, rồi sau đó mới tính toán để phần còn lại vừa với số đo cơ thể”, Trâm Anh nói.
Với những bộ trang phục bằng len, Trâm Anh rất nâng niu và chỉ mặc vào những dịp quan trọng. Việc bảo quản loại trang phục này cũng phải rất kỹ, giặt bằng nước xả hay dung dịch nhẹ dịu và phơi trên mặt phẳng.
Cô gái mất 2 tháng móc len thành chiếc áo lấy ý tưởng từ Nhật Bình- Ảnh 5.

Trâm Anh rất quý và chỉ mặc những bộ trang phục bằng len vào dịp đặc biệt
KIM NGỌC NGHIÊN
“Mình dùng móc len như một liệu pháp giải tỏa tâm lý tiêu cực trong cuộc sống. Khi đó, mình có thể gác mọi thứ sang một bên, chỉ tập trung vào từng mũi móc để hoàn thành tác phẩm. Móc len không khó, nếu làm chưa được bạn có thể tháo ra sửa lại, việc này còn giúp rèn luyện tính kiên nhẫn”, Trâm Anh chia sẻ.

 

Chủ đề tương tự

Back
Top