Cúng dường quá nặng về tiền dễ biến tướng thành trục lợi

Người Quan Sát

Người nghèo trong vũ trụ !
Tham gia
4/5/24
Bài viết
161,458
Lê Thanh Phong - Chủ nhật, 21/07/2024 14:00 (GMT+7)

Nhiều tranh luận về cúng dường, dâng sao giải hạn, trục vong, thỉnh linh thức. Các hoạt động mê tín dị đoan đã quá rõ, nhưng cúng dường cần phải bàn thêm.
Cúng dường quá nặng về tiền dễ biến tướng thành trục lợi

Đặt bát cúng dường chư tăng. Ảnh: Tạ Quang
Chùa là nơi để Phật tử sinh hoạt tôn giáo, tồn tại bao nhiêu năm nay theo lịch sử của đất nước. Chùa hoạt động được phải có kinh phí, cúng dường là một nguồn quan trọng. Nhà chùa có tiền để lo Phật sự, có nơi còn hỗ trợ cho người già neo đơn, bệnh nhân, trẻ em mồ côi, không có tiền không thể chăm sóc tốt được.
Cho nên, phải khẳng định rằng, cúng dường là việc bình thường và cần thiết.
Nhưng nếu lạm dụng cúng dường, kêu gọi Phật tử đóng góp thật nhiều tiền để xây chùa to tượng lớn, phục vụ lợi ích cá nhân thì không còn đúng đắn nữa. Nếu sử dụng đồng tiền cúng dường không đúng mục đích sinh hoạt tôn giáo, lo Phật sự hay làm từ thiện, mà vì quyền lợi của một người hay một nhóm người, thì đó là lợi dụng cúng dường để trục lợi.
Đến chùa cúng dường hay cúng dường online cũng đều tốt vì lòng thành, nhưng truyền bá mê tín, buôn thần bán thánh, dụ dỗ người khác bỏ tiền ra là bất minh, bất chính, bất chánh pháp.
Trong bài "Cúng dường online, ranh giới tín ngưỡng - trục lợi mong manh" ngày 16.7, Báo Lao Động phân tích, cúng dường bao nhiêu tiền là tự lòng thành của mỗi người, không thể có chuyện bỏ tiền ra để mua sự bình an, may mắn, bỏ nhiều tiền thì nhiều bình an, nhiều may mắn.
Trong Thông bạch của Giáo hội Phật giáo Việt Nam liên quan đến hoạt động dịp Đại lễ Vu lan, có nhiều điều đáng suy nghĩ và hành động, trong đó có lời kêu gọi Phật tử tích cực tham gia các hoạt động "Đền ơn đáp nghĩa", thăm và tặng quà người có công với đất nước, bà mẹ Việt Nam anh hùng, các thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ trên địa bàn. Tổ chức đại lễ cầu siêu, thắp nến tưởng niệm, tri ân các anh hùng liệt sĩ tại các nghĩa trang.
Hãy hiểu rằng, bỏ thời gian, tiền bạc, vật chất để thực hiện những việc trên cũng là cúng dường, đồng tiền, sự trợ giúp đến tận tay người khó khăn, cần sự chăm sóc, giúp đỡ.
Cúng dường tiền bạc không phải để cho chùa mua chim về nhốt rồi thả ra gọi là phóng sinh, mà bỏ tiền để làm những việc bảo vệ môi trường, tạo không gian xanh cho quê hương, đất nước. Đó cũng là một cách.
Mới đây, chùa Diệu Pháp (phường 13, Quận Bình Thạnh, TP.HCM) đã vận động các phật tử không phóng sinh thả cá, thả chim; không cúng dường sổ đỏ, tài sản, tiền bạc,... chỉ cần cúng dường bằng cây cho đợt trồng rừng đầu tiên năm 2024 tại Cát Tiên, Đồng Nai.
Một sáng kiến cúng dường quá hay, quá ý nghĩa, đáng để nhiều nhà chùa khác tham khảo. Và cũng qua đó, Phật tử suy nghĩ sâu sắc hơn khi quyết định thực hiện việc cúng dường.
Bình luận:
Bạn nghĩ gì về nội dung này?
Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.
Gửi bình luận
Cùng chuyên mục
Tin nổi bật

 

Chủ đề tương tự

Back
Top