Sức khỏe Cuốn mũi giãn nở do lạm dụng thuốc nhỏ mũi

Người Quan Sát

Người nghèo trong vũ trụ !
Tham gia
4/5/24
Bài viết
161,458
TP HCMChị Thảo, 42 tuổi, viêm mũi dị ứng, dùng thuốc nhỏ mũi hai năm, uống thêm thuốc ngủ để ngon giấc, bác sĩ khám phát hiện rối loạn lo âu, phì đại cuốn mũi dưới.
Mỗi khi thời tiết thay đổi, bệnh viêm mũi dị ứng của chị Thảo tái phát gây nghẹt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi. Chị dùng thuốc nhỏ mũi co mạch khi cần tập trung làm việc, tự tăng tần suất sử dụng 7-8 lần mỗi ngày trong hai năm. Triệu chứng bệnh còn khiến chị khó thở, kích ứng, khó ngủ nên uống thuốc an thần một năm nay để ngủ ngon hơn.
Gần đây, chị thường cảm thấy hoảng loạn, hồi hộp, lo sợ vô cớ, tim đập nhanh, ám ảnh một việc quá nhiều, khó tập trung. Chị đi khám chuyên khoa tâm thần được chẩn đoán rối loạn lo âu. Bác sĩ chỉ định điều trị tâm lý trị liệu như tập yoga, thiền..., chưa dùng thuốc.
Chị đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM khám, kết quả nội soi tai mũi họng cho thấy cuốn mũi dưới phì đại, gây nghẹt mũi kéo dài. Ngày 9/7, ThS.BS.CKI Nguyễn Trung Nguyên, Trung tâm Tai Mũi Họng, cho biết người bệnh dùng thuốc nhỏ mũi co mạch nhiều năm khiến cuốn mũi giãn nở to liên tục, không co lại được, gây quá phát cuốn mũi, phải phẫu thuật chỉnh hình cuốn mũi.
Bác sĩ Nguyên giải thích thuốc nhỏ mũi co mạch khi tiếp xúc với niêm mạc mũi có tác dụng co mạch nhanh, giảm sung huyết giúp cho mũi thông thoáng, giảm nghẹt mũi, dễ thở ngay lúc đó. Tuy nhiên, sau đó dồn máu trở lại, làm tắc mũi, buộc người bệnh phải tiếp tục dùng thuốc. Nếu dùng thuốc liên tục nhiều lần hoặc vài lần mỗi ngày thì sau nhiều tuần, thuốc giảm hiệu quả, niêm mạc mũi phù nề, kém nhạy cảm nên người bệnh phải dùng nhiều hơn. Từ đó gây nên vòng luẩn quẩn, khiến người bệnh nghiện thuốc.
"Người bệnh vừa lạm dụng thuốc nhỏ mũi co mạch, vừa lạm dụng thuốc an thần để ngủ ngon, gây bệnh chồng bệnh", bác sĩ Nguyên nói.
Bác sĩ Nguyên trong một ca phẫu thuật quá phát cuốn mũi. Ảnh minh họa: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
Bác sĩ phẫu thuật nội soi, giảm kích thước cuốn mũi dưới, cải thiện luồng không khí qua cho người bệnh. Niêm mạc mũi người bệnh phù nề, sung huyết, khi phẫu thuật, mao mạch máu chảy nhiều hơn so với bình thường. Sau hai lần tái khám, chị Thảo giảm nghẹt mũi, khó thở. Tình trạng hồi hộp, lo sợ vô cớ cũng giảm dần và chị tiếp tục điều trị rối loạn lo âu với bác sĩ thần kinh.
Bác sĩ Nguyên khuyến cáo người bệnh nghẹt mũi kéo dài khoảng 2-3 tuần nên đi khám chuyên để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả ngay từ đầu. Không tự ý sử dụng thuốc nhỏ mũi co mạch và các loại thuốc khác khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Người bệnh dùng thuốc nhỏ mũi co mạch kéo dài có nguy cơ ảnh hưởng tim mạch, cao huyết áp, viêm xoang, viêm tai giữa, đau đầu, ảnh hưởng tới trí nhớ... Người có cơ địa viêm mũi dị ứng, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, cấu trúc cuốn mũi bẩm sinh... vốn dễ bị quá phát cuốn mũi, nếu lạm dụng thuốc có nguy cơ phải phẫu thuật.
Uyên Trinh
Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tai mũi họng để bác sĩ giải đáp

 

Chủ đề tương tự

Back
Top