Đã đến lúc giải oan cho 'lỗi đánh máy'

Người Quan Sát

Người nghèo trong vũ trụ !
Tham gia
4/5/24
Bài viết
161,458
Tranh minh họa: DAD

Tranh minh họa: DAD
Mới đây việc một công ty điện đặt mục tiêu doanh thu bằng tiền cả nước gửi ngân hàng. Tổng giám đốc công ty này giải thích do sai sót trong việc đánh máy soạn thảo khiến dư luận một lần nữa cười ra nước mắt.
Theo nhiều bạn đọc, cụm từ "lỗi đánh máy" đã trở thành câu cửa miệng để bao biện cho thói cẩu thả của những người có trách nhiệm.
Bạn đọc Hải Vân ý kiến: xin đừng đổ lỗi cho người đánh máy. Người phụ trách ký mà không xem là tắc trách.
Nhằm góp thêm góc nhìn xung quanh câu chuyện này, Tuổi Trẻ Online giới thiệu bài viết của thạc sĩ Trần Xuân Tiến.
1. Mấy ngày qua, dư luận không khỏi xôn xao về chuyện Công ty cổ phần Điện lực Khánh Hòa đưa ra mục tiêu doanh thu khủng với con số hơn 6,58 triệu tỉ đồng. Con số này gần bằng số tiền tiết kiệm của người dân gửi vào hệ thống ngân hàng trên cả nước tại thời điểm cuối tháng 3 năm nay (6,67 triệu tỉ đồng, theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước).
Và so với GDP cả nước năm 2023 khoảng 11 triệu tỉ đồng, thì mục tiêu doanh thu của công ty này càng gây sốc.
Ngay sau đó đại diện công ty giải thích nguyên nhân xuất hiện con số "khủng" nói trên vì sai sót trong việc đánh máy khi soạn thảo biên bản và nghị quyết đại hội đồng cổ đông.
Cụ thể là do việc đánh số thứ tự và dấu phân cách hàng thập phân trong các chỉ tiêu tổng doanh thu và tổng chi phí có sự nhầm lẫn.
Vậy là, do lỗi đánh máy, Công ty cổ phần Điện lực Khánh Hòa đã soạn thảo nhầm kế hoạch doanh thu bằng đến 60% GDP năm 2023 của cả nước.
Nhưng dư luận lại tiếp tục khó hiểu và thắc mắc, chưa kể việc diễn giải số liệu tài chính trong các văn bản, báo cáo thường được thể hiện theo hình thức chữ số và chữ viết thì lỗi đánh máy kể trên sao có thể dễ dàng vượt qua rất nhiều khâu đọc, ký duyệt của các cấp liên quan tại công ty này?
2. Tình huống sai sót do như trên không phải lần đầu xuất hiện. Còn nhớ cuối năm 2018, bốn cán bộ, giảng viên đang công tác tại Học viện Âm nhạc Huế nhận được thông báo sẽ phải nghỉ việc do tinh giản biên chế trong sự bất ngờ, hoang mang.
Sau khi làm đơn phản ánh sự vụ, Học viện Âm nhạc Huế thừa nhận sai sót và nói rằng lỗi do… đánh máy.
Phó giám đốc học viện thời điểm đó giải thích "vì trong danh sách thiếu đi hai chữ "dự thảo" nên khiến nhiều cán bộ, giảng viên hiểu lầm là họ bị buộc thôi việc vì tinh giản biên chế".
Hay như năm 2019, một bệnh viện đa khoa ở tỉnh Quảng Nam đã cấp giấy chứng nhận nghỉ việc, cho hưởng bảo hiểm xã hội cho một nam thanh niên 25 tuổi với kết quả chẩn đoán và phương pháp điều trị là: "kinh nguyệt nhiều, hay xuất hiện và không đều; các viêm khác của âm đạo và âm hộ".
Giám đốc bệnh viện này sau đó đã thừa nhận sai sót xảy ra và giải thích là do… lỗi đánh máy của y tá.
Vào năm 2017, sau phản ánh của báo chí, lãnh đạo Cục Hàng không cho biết "việc thông tư đã ban hành không đưa thẻ đảng viên, thẻ nhà báo, giấy phép lái xe vào các loại giấy tờ làm thủ tục đi máy bay nội địa là do sơ suất trong quá trình soạn thảo văn bản dự thảo lần cuối của thông tư".
3. Cụm từ "lỗi đánh máy" không còn xa lạ, với ý nghĩa ban đầu chỉ về việc một ai đó viết thiếu dấu, thiếu chữ, thừa chữ, hoặc đánh nhầm số này sang số nọ, hay gõ nhầm tên người này với tên người kia…
Có thể thấy "lỗi đánh máy" thường được xem là lỗi nhẹ nhất trong các lỗi về chính tả, câu chữ, nội dung… của một văn bản.
Thế nên hễ gặp bất kỳ sai sót nào trong các văn bản công văn giấy tờ, chủ thể chịu trách nhiệm thường giải thích theo hướng là "do đánh máy", nhằm giảm nhẹ trách nhiệm liên đới và hậu quả của sự việc.
Nhưng rõ ràng các lỗi này hoàn toàn khác nhau. Chẳng hạn nếu như lỗi đánh máy đơn giản chỉ là lỗi thao tác trên máy tính trong quá trình đánh máy, dàn trang, thiết kế thì lỗi chính tả thể hiện trình độ tiếng Việt của người viết. Hoặc "lỗi đánh máy" cỡ nào mà làm sai lệch cả "tinh thần" của văn bản, làm cho nội dung văn bản "xoay 180 độ"?
Lẽ dĩ nhiên lý do "lỗi đánh máy" thường không thuyết phục được dư luận. Hóa ra đánh máy xong, người đánh máy không đọc lại để kiểm tra văn bản (về hình thức lẫn nội dung)?
Rồi người duyệt có đọc văn bản trước khi ký duyệt không? Câu trả lời "lỗi đánh máy" chỉ khiến câu chuyện thêm phần hài hước, thậm chí có tính chất châm biếm, khi lộ ra ý đồ thoái thác, đùn đẩy trách nhiệm của các đương sự.

Phải "giải oan" cho cụm từ "lỗi đánh máy"

Đã đến lúc "lỗi đánh máy" không thể là giải pháp tình thế để xoa dịu dư luận, xử lý khủng hoảng truyền thông nữa.
Trong khi chờ đợi tinh thần trách nhiệm, lòng tự trọng của những chủ nhân của các sai sót, chúng ta cần có các biện pháp phù hợp.
Người trực tiếp để ra sai sót, người đứng đầu phải chịu trách nhiệm hành chính.


 

Chủ đề tương tự

Back
Top