Dân thiếu nhà ở, loạt nhà tái định cư ở Hà Nội vẫn bỏ hoang

Người Quan Sát

Người nghèo trong vũ trụ !
Tham gia
4/5/24
Bài viết
161,458
CAO NGUYÊN - Thứ ba, 09/07/2024 20:00 (GMT+7)

Dân thiếu nhà ở, loạt nhà tái định cư ở Hà Nội vẫn bỏ hoang

Ba tòa nhà tái định cư N3, N4, N5 nằm trên đất vàng trong Khu đô thị Sài Đồng (Hà Nội). Ảnh: Cao Nguyên
Ba tòa nhà tái định cư N3 - N4 - N5 tại Khu đô thị Sài Đồng (quận Long Biên) được xây dựng và lần lượt hoàn thiện từ năm 2001 - 2006, do Công ty Cổ phần Xây dựng số 3 Hà Nội (Hanco 3, trước đây là Công ty Xây dựng số 3 Hà Nội - thuộc Tổng Công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội) làm chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư dự án hơn 1.292 tỉ đồng.
Dự án dùng để tái định cư tại chỗ khi thực hiện giải phóng mặt bằng mở rộng tuyến phố Sài Đồng trong Khu đô thị Sài Đồng.
Dự án toạ lạc ở vị trí đẹp, trung tâm của Khu đô thị Sài Đồng. Ảnh: Cao Nguyên

Dự án toạ lạc ở vị trí đẹp, trung tâm của Khu đô thị Sài Đồng. Ảnh: Cao Nguyên
Theo ghi nhận của Lao Động ngày 8.7, sau nhiều năm hoàn thiện, ba tòa nhà 6 tầng, với hơn 150 căn hộ vẫn bị bỏ hoang, không có người dân dọn đến sinh sống.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do nhiều người không đồng ý việc nhận tái định cư bằng căn hộ tại đây.
Dat-Vang-Lb-6.jpg

Hàng trăm căn hộ bỏ hoang tại ba tòa nhà . Ảnh: Cao Nguyên

Hàng trăm căn hộ bỏ hoang tại ba tòa nhà tái định cư N3 - N4 - N5. Ảnh: Cao Nguyên
Đến năm 2017, Hanco 3 từng đề xuất thành phố cho phép phá bỏ toàn bộ ba tòa nhà tái định cư tại Sài Đồng.
Trước đề xuất trên, Thành ủy Hà Nội đã ra văn bản số 1274 ngày 18.7.2017 yêu cầu chủ đầu tư lập hai phương án: Một là cải tạo, sửa chữa khu nhà để làm nhà ở xã hội. Hai là phá bỏ hoàn toàn để xây dựng quỹ nhà mới.
Dat-Vang-Lb1.jpg

Nhiều hạng mục của công trình cho thấy dấu hiệu xuống cấp trầm trọng. Ảnh: Cao Nguyên

Nhiều hạng mục của công trình cho thấy dấu hiệu xuống cấp trầm trọng tại ba tòa nhà tái định cư N3 - N4 - N5. Ảnh: Cao Nguyên
Tương tự, khu nhà giãn dân phố cổ tại phường Thượng Thanh cũng bị bỏ hoang hơn 1 thập kỷ, không có người ở.
Đầu năm 2013, UBND TP Hà Nội có Quyết định số 168/QĐ-UBND về việc phê duyệt “Đề án giãn dân khu phố cổ quận Hoàn Kiếm".
Giai đoạn I của đề án (2009-2015) thực hiện di dời 1.530 hộ từ khu phố cổ sang sinh sống tại khu nhà ở giãn dân Việt Hưng (quận Long Biên).
Giai đoạn II của đề án (2013-2020) thực hiện di dời nốt 5.020 hộ dân đang sống trong khu phố cổ sang khu đô thị giãn dân mới Thượng Thanh, Long Biên. Quỹ đất dùng để xây dựng khu nhà giãn dân phố cổ tại phường Thượng Thanh rộng khoảng 30 ha, có vị trí đẹp.
Đề án giãn dân phố cổ giai đoạn II đã kết thúc vào năm 2020, tổng mức đầu tư ước tính cho dự án là hơn 4.900 tỉ đồng.
Kế hoạch đề ra là vậy, nhưng thực tế người dân lại không mặn mà. Đây cũng là vấn đề chung của nhiều người dân phố cổ khi họ đã quen với cuộc sống bám trụ tại các ngóc ngách trong lòng phố.
Đa số người dân cho rằng, họ sẵn sàng rời đi nhưng không mong muốn sống trong một căn nhà tiện nghi, rộng rãi mà tương lai lại bất định, không có kinh tế và kế sinh nhai.
Khu nhà giãn dân phố cổ tại phường Thượng Thanh, quận Long Biên. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Khu nhà giãn dân phố cổ tại phường Thượng Thanh, quận Long Biên. Ảnh: Anh Huy
Tại phiên thảo luận tổ kỳ họp thứ 7 khóa XV, đại biểu Quốc hội Tạ Thị Yên (đoàn Điện Biên) cho biết, hiện nay tại các khu đô thị lớn, nhiều nhà tái định cư đã xuống cấp, ít người dân về ở, thậm chí bị bỏ trống.
“Hàng vạn căn hộ tái định cư không có người ở, bị hoang hóa, xuống cấp đang làm lãng phí nguồn lực tài chính công, trong khi người dân thì vẫn còn thiếu chỗ ở” - đại biểu Quốc hội Tạ Thị Yên nói.
Bình luận:
Bạn nghĩ gì về nội dung này?
Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.
Gửi bình luận
Cùng chuyên mục
Tin nổi bật

 

Chủ đề tương tự

Back
Top