Đề nghị bổ sung quy định ưu đãi thuế cho doanh nghiệp khoa học công nghệ

Người Quan Sát

Người nghèo trong vũ trụ !
Tham gia
4/5/24
Bài viết
161,458
TRÍ MINH - Thứ năm, 06/06/2024 14:22 (GMT+7)

Ngày 6.6, thông tin từ Bộ Tư pháp cho biết, cơ quan này vừa tổ chức phiên họp thẩm định đề nghị xây dựng Luật Khoa học và Công nghệ (sửa đổi) với sự chủ trì của Thứ trưởng Trần Tiến Dũng.
Đề nghị bổ sung quy định ưu đãi thuế cho doanh nghiệp khoa học công nghệ

Phiên họp thẩm định đề nghị xây dựng Luật Khoa học và Công nghệ (sửa đổi). Ảnh: Bộ Tư pháp
Tại phiên họp, đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) cho biết, bên cạnh những kết quả đã đạt được, quá trình triển khai thi hành Luật KHCN 2013 đã cho thấy một số nội dung quy định chưa phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi thực tiễn như chưa có đủ cơ chế thu hút, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; vấn đề thúc đẩy hoạt động nghiên cứu trong doanh nghiệp chưa được quan tâm thoả đáng…
Vì vậy, việc xây dựng Luật KHCN (sửa đổi) là cần thiết và sẽ có tác động một cách tích cực, hiệu lực, hiệu quả tới các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ theo cách tiếp cận toàn diện của hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia; đồng thời thúc đẩy cả ba chức năng tạo ra tri thức, ứng dụng trí thức và truyền bá tri thức mạnh mẽ hơn trong đời sống xã hội và đóng góp cho nhân loại.
Đáng chú ý, phát biểu tại phiên họp, đại diện Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel cho biết, hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp có đầu tư cho hoạt động KHCN, có đóng góp quan trọng vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và sự phát triển KHCN của đất nước nhưng khó đáp ứng các tiêu chí để được công nhận là doanh nghiệp KHCN và hưởng chính sách ưu đãi về thuế.
Vì vậy, đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo bổ sung các quy định ưu đãi về thuế đối với các doanh nghiệp này để đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động KHCN.
Trong khi đó, đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, đa số các sản phẩm KHCN hiện nay mới chỉ là các sản phẩm dạng “thô”, chưa có khả năng áp dụng/khai thác/sử dụng ngay trong thực tiễn.
Đồng thời, các quy định liên quan đến sở hữu trí tuệ, chuyển giao… vẫn còn chồng chéo, chưa phù hợp; chưa tạo ra sự hấp dẫn đối với các doanh nghiệp.
Do đó, theo vị này, cơ quan chủ trì soạn thảo cần nghiên cứu, xác định rõ quyền của từng chủ thể đối với kết quả/sản phẩm KHCN khi thương mại hóa trong trường hợp có sự tham gia hay đầu tư tài chính của nhiều chủ thể vào quá trình tạo ra sản phẩm; trong đó cần phân biệt giữa nhiệm vụ nghiên cứu theo đặt hàng và sử dụng nguồn ngân sách nhà nước hay doanh nghiệp, ngân sách trung ương hay địa phương để có cơ chế, cách thức phân chia quyền thụ hưởng cho phù hợp.
Kết luận phiên họp, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, quy định các cơ chế ưu đãi đối với hoạt động KHCN, khoa học xã hội; đồng thời tách công tác đổi mới sáng tạo thành một chính sách riêng; từ đó xây dựng cơ chế đặc thù để hỗ trợ, thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động này phát triển.
Ngoài ra, cơ quan chủ trì cũng cần nghiên cứu, bổ sung các quy định mang tính nguyên tắc trong việc sử dụng kinh phí dành cho KHCN, đổi mới sáng tạo cũng như trong việc quản lý hoạt động của các quỹ KHCN ngay tại dự thảo Luật.
Bình luận:
Bạn nghĩ gì về nội dung này?
Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.
Gửi bình luận
Cùng chuyên mục
Tin nổi bật

 

Chủ đề tương tự

Back
Top