Đề xuất Thành phố Đà Nẵng bầu trực tiếp Chủ tịch

Người Quan Sát

Người nghèo trong vũ trụ !
Tham gia
4/5/24
Bài viết
161,458
Nhóm phóng viên - Thứ sáu, 07/06/2024 16:48 (GMT+7)

Đại biểu Quốc hội đề xuất, TP Đà Nẵng bầu Chủ tịch trực tiếp bằng lá phiếu của nhân dân. Ngoài ra, có ý kiến đề nghị Quốc hội phân quyền quyết định biên chế, cán bộ, công chức, viên chức cho thành phố này, tuy nhiên cần có sự kiểm soát của Trung ương.
Đề xuất Thành phố Đà Nẵng bầu trực tiếp Chủ tịch

Đại biểu Vũ Trọng Kim (đoàn Nam Định). Ảnh Quốc hội
Ngày 7.6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách phát triển TP Đà Nẵng.
Nêu ý kiến thảo luận, đại biểu Vũ Trọng Kim (đoàn Nam Định) cho biết, trước đây ông đã mạnh dạn đưa ra đề xuất là TP Đà Nẵng bầu Chủ tịch trực tiếp bằng lá phiếu của nhân dân.
Đại biểu đề nghị Quốc hội, các cơ quan nên quan tâm đề xuất này; đồng thời cho hay, quy trình làm cụ thể như thế nào thời điểm đó đã trình bày tương đối rõ, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, sự thống nhất của Hội đồng nhân dân, giới thiệu của Mặt trận Tổ quốc và đưa ra các ứng cử để tiến hành làm việc này.
Trước đó, vào tháng 5.2020, tại Quốc hội khóa XIV, khi thảo luận trực tuyến về dự thảo nghị quyết thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại TP Đà Nẵng và một số cơ chế, chính sách đặc thù khác, đại biểu Vũ Trọng Kim đã từng đề nghị Quốc hội để người dân Đà Nẵng trực tiếp lựa chọn người đứng đầu chính quyền thành phố thông qua bầu cử.
Đại biểu Hà Sỹ Đồng (đoàn Quảng Trị) cho rằng, trong dự thảo Nghị quyết đã thể hiện nhiều lĩnh vực trong hoạt động quản lý của TP Đà Nẵng đã được phân quyền, phân cấp mạnh.
Tuy nhiên, có một số vấn đề cần đẩy mạnh hơn nữa để phát huy vai trò tự quản, tự chịu trách nhiệm của thành phố trong xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính và chế độ công vụ, đó là vấn đề về quản lý biên chế.
Theo đại biểu, cán bộ, công chức làm việc ở phường, xã thuộc biên chế của cấp huyện hay nói chính xác là cán bộ, công chức làm việc ở xã, phường không còn gọi là cán bộ, công chức cấp xã nữa, mà được xác định rõ ràng là cán bộ, công chức và thuộc tổng biên chế của TP Đà Nẵng.
Cho nên dự thảo chỉ giao thẩm quyền quyết định biên chế, cán bộ, công chức làm việc ở xã, phường cho thành phố, Hội đồng nhân dân thành phố quyết định thì chưa thể hiện triệt để chủ trương của Đảng là đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền.
Đại biểu cho rằng, trong xu thế đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền giữa trung ương với chính quyền địa phương, nên mạnh dạn đẩy mạnh phân cấp về quản lý biên chế. Đại biểu đề nghị Quốc hội phân quyền quyết định biên chế, cán bộ, công chức, viên chức cho TP Đà Nẵng, tuy nhiên cần có sự kiểm soát của Trung ương.
Đại biểu Nguyễn Văn Hiển (đoàn Lâm Đồng) nêu đề nghị, trong quá trình triển khai cần lưu ý, xác định các tiêu chuẩn về tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức cấp xã phải được nâng cấp tương xứng với vị trí việc làm và tương đương với các tiêu chuẩn, điều kiện của công chức cấp huyện để tạo thuận lợi cho việc luân chuyển, điều động giữa cán bộ, công chức cấp xã với cấp huyện.
Đại biểu đề nghị, trong tương lai, TP Đà Nẵng sẽ tiếp tục nghiên cứu và có thể tiếp tục là địa phương đi đầu thí điểm và có chính sách đột phá hơn nữa về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khu vực công.
Bình luận:
Bạn nghĩ gì về nội dung này?
Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.
Gửi bình luận
Cùng chuyên mục
Tin nổi bật

 

Chủ đề tương tự

Back
Top