Đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bằng đôi nạng thép

Người Quan Sát

Người nghèo trong vũ trụ !
Tham gia
4/5/24
Bài viết
161,458
NHÓM PV - Thứ năm, 25/07/2024 08:12 (GMT+7)

Từ 6h, hàng trăm người dân đã tới nhà văn hóa thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, xếp hàng vào hội trường chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bằng đôi nạng thép

Người dân xếp hàng vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Vượt khó khăn đến viếng Tổng Bí thư
Ông Phạm Sinh Nghiên, năm nay ngoài 80, tuổi là thành viên Hội Thương bệnh binh nặng huyện Đông Anh (Thành phố Hà Nội). Ông có mặt từ sáng sớm, đợi đến lượt vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà Lại Đà.
Từ đêm qua, ông đã trằn trọc, không ngủ được, chỉ mong đến sáng để được vào viếng Tổng Bí thư. Với ông, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người con ưu tú của thôn Lại Đà, xã Đông Hội.
"Thật tự hào khi quê hương có người con ưu tú như ông. Nhân dân trong xã, trong thôn chúng tôi, ai cũng kính trọng, mến yêu, tự hào về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nay ông về cõi người hiền, nhân dân chỉ biết bày tỏ niềm tiếc thương từ những việc nhỏ, và cầu mong ông yên nghỉ”, ông Nghiên xúc động.
Thương binh

Thương binh Phạm Sinh Nghiên đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Cường Ngô
Là thương binh hạng 1/4, bị cụt một chân khi tham gia chiến đấu tại chiến trường biên giới phía Bắc năm 1979, ông Phạm Đăng Vĩ (huyện Đông Anh) cũng có mặt từ rất sớm để viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bằng đôi nạng thép của mình.
Ông cho biết, vì không ngủ được, nên 1h sáng ông đã dậy, đợi đến 3h để cùng đoàn đến nhà văn hóa thôn Lại Đà để dâng nén hương thơm, kính viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đoàn của ông gần 20 người, đều là thương binh nặng trên 81%, bản thân ông bị cụt một chân, đi lại rất khó khăn nhưng ông vẫn muốn tự mình đến viếng Tổng Bí thư.
Với ông, Tổng Bí thư là một người rất tình cảm, bình dị, trong những lần về thăm quê, ông không bao giờ “trống giong, cờ mở” mà luôn chọn cách xuất hiện bình thường nhất. Đó là điều khiến người dân vô cùng trân trọng.
Ông Phạm Đăng Vĩ (huyện Đông Anh) cũng có mặt từ rất sớm để viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bằng đôi nạng thép của mình. Ảnh: Cường Ngô

Ông Phạm Đăng Vĩ (huyện Đông Anh) cũng có mặt từ rất sớm để viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bằng đôi nạng thép của mình. Ảnh: Cường Ngô
Lễ viếng Tổng Bí thư được tổ chức và tại quê nhà ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội.

Lễ viếng Tổng Bí thư được tổ chức tại quê nhà ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội.
Làm thơ tưởng nhớ Tổng Bí thư
Đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ông Nguyễn Khắc Du, người dân thôn Lại Đà đã viết một bài thơ tưởng nhớ Tổng Bí thư.
“Hạt lúa củ khoai quê mình thơm thảo
Nâng bước bác đi chân cứng đá mềm
Ánh mắt thân quen, nụ cười hiền hậu
Từ nước giếng làng trong trẻo mà nên
Rồi chiếc lá vàng rụng xuống
Sau nhiều năm tỏa bóng mát cho đời
Chao chao chiếc lá nhẹ rơi
Như vẫy gọi những cành xanh vươn tới”, ông ngân nga.

Ông Nguyễn Khắc Du, năm nay ngoài 70 tuổi, là “đàn em” trong làng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Thời niên thiếu, Tổng Bí thư nổi tiếng là người học giỏi, là tấm gương sáng ngời cho thế hệ của ông.
Ông Nguyễn Khắc Du đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Cường Ngô

Ông Nguyễn Khắc Du đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Cường Ngô
“Trong trí nhớ của tôi, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng học rất chăm chỉ và luôn đạt kết quả cao. Sau này, khi trở thành người lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước, người mà chúng tôi ngỡ chỉ có thể “gặp” trên tivi với trăm nghìn việc quốc gia đại sự, nhưng vẫn được gặp mỗi khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về quê. Ông thường thăm hỏi, chúc thọ những người bạn từ thuở thiếu thời. Nhớ mãi dịp tôi 70 tuổi, Tổng Bí thư về quê, ông chủ động hỏi thăm sức khỏe và chúc mừng tôi thật thân tình”, ông Du nhớ lại.
Người dân xếp hàng vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân xếp hàng vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội, bắt đầu từ 7h - 22h ngày 25.7 và từ 7h - 13h ngày 26.7. Lễ truy điệu được tổ chức lúc 13h ngày 26.7, lễ an táng hồi 15h cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.
Lễ viếng, lễ truy điệu Tổng Bí thư được tổ chức cùng thời gian trên tại hội trường Thống Nhất (TPHCM) và tại quê nhà ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội.
Bình luận:
Bạn nghĩ gì về nội dung này?
Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.
Gửi bình luận
Cùng chuyên mục
Tin nổi bật

 

Chủ đề tương tự

Back
Top