Điều gì đang xảy ra khi loạt doanh nghiệp xăng dầu xin trả lại giấy phép?

Người Quan Sát

Người nghèo trong vũ trụ !
Tham gia
4/5/24
Bài viết
161,458
Anh Tuấn - Thứ năm, 30/05/2024 06:00 (GMT+7)

Kinh doanh xăng dầu, bao gồm mảng phân phối trước đây từng được cho là rất "màu mỡ". Tuy nhiên, với các chính sách mới của cơ quan quản lý, cũng như diễn biến trên thị trường đã "bó chặt" quyền lợi của bộ phận kinh doanh này.
Thương nhân phân phối xăng dầu xin trả lại giấy phép
Cách đây ít ngày, ngày 22.5, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân ký thêm quyết định về thu hồi giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu. Văn bản mới nhất nêu tên Công ty TNHH Kinh doanh xăng dầu Trực Ninh.
Công ty này có trụ sở chính tại xã Liêm Hải, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định, được cấp giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối từ tháng 7.2020.
Căn cứ để Bộ Công Thương thu hồi giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu, ngoài các quy định pháp luật hiện hành thì còn đến từ đề nghị của chính doanh nghiệp về việc xin nộp lại loại giấy chứng nhận về điều kiện kinh doanh này.
Trước đây, kinh doanh xăng dầu (cả khâu đầu mối, phân phối và bán lẻ) đều được cho là "màu mỡ". Tuy nhiên, do những bất cập của nghị định kinh doanh xăng dầu, cùng với các biến động mạnh của thị trường thế giới và trong nước, nhiều doanh nghiệp phân phối xăng dầu không còn mặn mà với thị trường.
Nhiều doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu làm ăn thua lỗ, xin trả lại giấy phép. Ảnh: A

Nhiều doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu làm ăn thua lỗ, xin trả lại giấy phép. Ảnh: Ngọc Lê
Ông Đỗ Thanh Hán - Giám đốc một công ty phân phối xăng dầu tại TPHCM cho biết, một số người coi xăng dầu như nghề truyền thống, có gia đình 2, 3 đời kinh doanh xăng dầu nhưng chưa bao giờ thấy thị trường khó khăn như hiện nay.
Mảng phân phối không còn nhiều lợi ích nữa, trong khi nếu giữ Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối phải chịu sự kiểm tra, giám sát, thanh tra của cơ quan quản lý. Vì vậy, việc một số doanh nghiệp xin trả lại giấy phép là dễ hiểu", ông Hán nói.
Do vậy, ông Hán kỳ vọng, Nghị định mới cần điều hành xăng dầu theo cơ chế thị trường, tôn trọng quy luật cung cầu, không phải chịu sự điều tiết, can thiệp nhiều làm cho thị trường bị kiểm soát chặt chẽ.
Chiết khấu còn thấp
Ông Giang Chấn Tây - Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Bội Ngọc (Trà Vinh) doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, trong đó có khâu phân phối, bán lẻ luôn trong trạng thái hoạt động bấp bênh, thua lỗ và khó khăn về tài chính do thường xuyên bị chiết khấu 0 đồng.
Nghị định 95 và Thông tư 104 của Bộ Tài chính đã quy định chi phí kinh doanh định mức trong giá thành cơ sở xăng dầu bao gồm cả khâu bán buôn và bán lẻ. Thế nhưng, theo ông Tây, thực tế các đầu mối phân chia không đúng quy định, doanh nghiệp bán lẻ vẫn bị chèn ép.
"Doanh nghiệp bán lẻ nhận chiết khấu 0 đồng có nghĩa là họ hoàn toàn không được chia. Vậy chi phí định mức này đang ở đâu và ai đã hưởng hết phần này", ông Tây nói và cho biết, hai năm qua, khi kinh doanh xăng dầu, họ phải tự bỏ ra các khoản chi phí về điện, nước, lương, hao hụt, sửa chữa, lãi vay...
Kiến nghị cơ quan quản lý phải xây dựng quy định sát với thị trường, làm sao để doanh nghiệp sống được, ông Hoàng Trung Dũng - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Phát triển phụ gia và sản phẩm dầu mỏ (APP) - cho biết, dự thảo nghị định cho đầu mối được mua từ nhiều nguồn, nhưng lại chỉ cho thương nhân phân phối được mua từ các đầu mối.
"Vậy chúng tôi cạnh tranh kiểu gì khi chỉ được mua từ đầu mối và mua kiểu gì khi năm 2022 - 2023, các đầu mối không nhập khẩu, chúng tôi gọi điện khắp nơi mà không có nguồn, dẫn đến đứt gãy nguồn cung. Tại sao không cho thương nhân phân phối mua lẫn nhau cũng như mua trực tiếp từ các nhà máy lọc dầu?", ông Dũng cho hay.
Bình luận:
Bạn nghĩ gì về nội dung này?
Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.
Gửi bình luận
Cùng chuyên mục
Tin nổi bật

 

Chủ đề tương tự

Back
Top