Sức khỏe Dính thắng môi - bệnh khiến răng trẻ mọc lệch

Người Quan Sát

Người nghèo trong vũ trụ !
Tham gia
4/5/24
Bài viết
161,458
Thắng môi bám thấp khiến răng trẻ mọc lệch, có khe hở rộng giữa hai răng cửa, mất thẩm mỹ, khó vệ sinh nên dễ mắc bệnh răng miệng.
Thắng môi là một nếp gấp niêm mạc hình tam giác, xuất phát từ phía trong của môi bám vào ranh giới niêm mạc miệng - lợi, có tác dụng giữ môi trên ôm khít bờ miệng, tạo nụ cười đẹp. Tuy nhiên điểm bám thắng môi ở một số trẻ nằm ở dưới, gọi là phanh môi bám thấp.
Thắng môi chia theo 4 cấp độ, trong đó độ 3, 4 là nặng ảnh hưởng tới môi và xương hàm, tác động đến mô nha chu vùng răng cửa trên, gây co kéo lợi. Trẻ có dị tật nặng khó vệ sinh răng miệng, dễ tích tụ mảng bám, có thể bị túi nha chu (một không gian rỗng tồn tại giữa răng và khe nướu), viêm xương, tụt lợi...
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng khe hở giữa răng ở trẻ nhỏ do chênh lệch răng, răng thừa, răng yếu, thói quen mút ngón tay cái và đẩy lưỡi. Trong đó, thắng môi bất thường là nguyên nhân thường gặp nhất.
Ngày 28/5, BS.CKII Nguyễn Đỗ Trọng, chuyên khoa Ngoại Nhi, TP HCM, cho biết mỗi tháng khoa Nhi phẫu thuật khoảng 20 trẻ dính thắng lưỡi, thắng môi mức độ nặng. Đa số trẻ đến khám 3-10 tuổi.
Như bé Luân, 7 tuổi, có khoảng hở giữa hai răng lớn, trên 3 mm, gây mất thẩm mỹ. Phần môi và răng cửa bị dính do dây thắng khiến bé khó cười, vệ sinh răng miệng khó khăn.
Trường hợp khác là bé Ánh, 3 tuổi, cùng lúc mắc hai dị tật dính thắng môi độ 4 và thắng lưỡi độ 2. Bé ăn uống hay phát âm đều khó, những mô sợi thắng môi chèn vào rãnh xương ổ răng, khiến các răng tách xa nhau.
Bác sĩ Trọng cho biết hai bệnh nhi gặp biến chứng hở răng nặng do dính thắng môi mà không can thiệp. Cả hai được phẫu thuật để cấu trúc trở lại bình thường, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Thắng môi tồn tại 7 năm khiến bé gặp nhiều biến chứng. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
Phụ huynh có thể tự nhận biết mức độ dính thắng môi nặng bằng cách cho con há miệng, quan sát môi, lưỡi. Trẻ nhỏ có thắng môi, thắng lưỡi thường khó bú, đau khi bú sữa. Trẻ lớn khó nói chuyện, ăn uống và vệ sinh răng miệng.
Theo bác sĩ Trọng, không phải trường hợp nào dính thắng môi nào cũng cần can thiệp. Nếu khe hở giữa răng hơn 2 mm, trẻ cần được khám, đánh giá mức độ nặng, nên phẫu thuật sớm để tránh ảnh hưởng đến mọc răng vĩnh viễn, biến chứng. Cắt phanh môi bám thấp cũng có thể chỉ định trong trường hợp gây ảnh hưởng tới nha chu hoặc thẩm mỹ nụ cười. Hiện có nhiều phương pháp điều trị là cắt bằng dao, kéo thường, cắt bằng dao điện hoặc kỹ thuật cắt laser. Phẫu thuật không quá phức tạp, an toàn, không đau và dễ thực hiện.
Sau mổ trẻ được xuất viện và ăn uống được ngay. Trẻ cần kiêng cay, nóng, không nên ngậm cắn vật cứng để tránh chảy máu tại vùng cắt; tập vận động môi, lưỡi theo hướng dẫn của bác sĩ phòng tránh tái phát.
Tuệ Diễm
* Tên người bệnh đã được thay đổi

 

Chủ đề tương tự

Back
Top