Doanh nghiệp chưa thể nhẹ đầu với tiền sử dụng đất

Người Quan Sát

Người nghèo trong vũ trụ !
Tham gia
4/5/24
Bài viết
161,458
Bảo Chương - Thứ tư, 17/07/2024 20:00 (GMT+7)

Nhiều trường hợp chủ đầu tư đã tạm đóng tiền sử dụng đất nhưng sau này khi có điều chỉnh quy hoạch hoặc thẩm định lại thì tiền sử dụng đất tăng vọt, dẫn đến nguy cơ thua lỗ.
Doanh nghiệp chưa thể nhẹ đầu với tiền sử dụng đất

Tiền sử dụng đất vẫn là bài toán khó. Ảnh: Bảo Chương
Trao đổi về những khó khăn của doanh nghiệp làm dự án bất động sản, lãnh đạo một công ty bất động sản ở TPHCM cho biết, cái khó cơ bản của doanh nghiệp hiện nay là dự án thiếu hồ sơ pháp lý. Phía công ty của ông đã lên kế hoạch để triển khai dự án và sẽ đưa ra bán trong tháng tới. Hiện, hầu hết thủ tục doanh nghiệp đã thực hiện xong, dự án cũng đã khởi công xây dựng với tiến độ nhanh, duy chỉ có một bước cuối cùng đóng tiền sử dụng đất là phải chờ đợi vì đây là việc nằm ngoài tầm của doanh nghiệp.
Mặc dù hồ sơ đề nghị đóng tiền sử dụng đất đã được doanh nghiệp chuẩn bị từ rất sớm, nhưng đến nay, trong khi mọi thủ tục khác đã xong, còn việc thẩm định tiền sử dụng đất vẫn chưa được các cơ quan chức năng hoàn tất nên khả năng dự án bị kéo dài do không đủ điều kiện bán hàng.
Đó cũng là lý do đã có không ít dự án vì cần xoay dòng tiền nên chấp nhận tự tính tiền sử dụng đất rồi đưa giá bán và bán lúa non. Nhưng sau đó, số tiền sử dụng đất do nhà nước đưa ra lại vượt hơn dự kiến và doanh nghiệp đứng trước nguy cơ lỗ nên đã phải dừng dự án và rơi vào tình trạng tranh chấp với khách hàng.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 71/2024/NĐ-CP về giá đất có hiệu lực kể từ ngày Luật Đất đai 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 1.8.2024. Điều này đã gỡ bớt phần nào gánh nặng cho doanh nghiệp khi có nhiều chi phí của doanh nghiệp đã được tính đúng và tính đủ. Nhưng các doanh nghiệp bất động sản vẫn còn lo lắng về cách tính tiền sử dụng đất quy định tại dự thảo Nghị định về tiền sử dụng đất và tiền thuê đất do Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo đang được lấy ý kiến.
Xung quanh vấn đề này, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) - cho biết, đã có văn bản góp ý và đưa ra đề xuất rằng, khi có quyết định điều chỉnh quy hoạch chi tiết thì tiền sử dụng đất cần được tính lại đối với toàn bộ dự án tại thời điểm có quyết định điều chỉnh quy hoạch. Số tiền sử dụng đất mà doanh nghiệp đã nộp trước đó được tính lại tại thời điểm phê duyệt lại quy hoạch và được trừ vào tiền sử dụng đất sau khi tính lại, mức được trừ không vượt quá số tiền sử dụng đất phải nộp.
Trường hợp trước khi điều chỉnh quy hoạch chi tiết của dự án mà doanh nghiệp chưa đóng tiền sử dụng đất thì doanh nghiệp phải nộp tiền sử dụng đất tại thời điểm điều chỉnh quy hoạch. Số tiền sử dụng đất đã nộp (nếu có) được tính lại tại thời điểm điều chỉnh, có tính yếu tố trượt giá và được trừ vào tiền sử dụng đất sau khi tính lại. Mức được trừ không vượt quá số tiền sử dụng đất phải nộp. Đồng thời, doanh nghiệp phải nộp tiền chậm nộp tiền sử dụng đất nếu đã có thông báo nộp tiền sử dụng đất.
Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch HoREA - cho rằng, đây là giải pháp có thể tìm thấy tiếng nói chung giữa cơ quan nhà nước và doanh nghiệp. Bởi vì nếu câu chuyện tiền sử dụng đất không được tháo gỡ thì sẽ gây ảnh hưởng rất lớn cho thị trường. Đó là nếu doanh nghiệp đã bán và đã thu tiền thì với cách tính của dự thảo Nghị định, doanh nghiệp phải bỏ tiền túi ra bù, dẫn đến nguy cơ lỗ. Còn nếu dự án chưa bán, tiền sử dụng đất sẽ được cộng vào giá bán và như vậy sẽ đẩy giá nhà tăng lên, khi đó người mua nhà là người phải gánh chịu cuối cùng.
Bình luận:
Bạn nghĩ gì về nội dung này?
Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.
Gửi bình luận
Cùng chuyên mục
Tin nổi bật

 

Chủ đề tương tự

Back
Top