Doanh nghiệp sữa tươi sạch hàng đầu cùng hướng tới mục tiêu Net Zero của Việt Nam

Người Quan Sát

Người nghèo trong vũ trụ !
Tham gia
4/5/24
Bài viết
161,458
Xanh là tất yếu
Cách tiếp cận xanh, hướng tới mục tiêu kép về tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu là lựa chọn hàng đầu của nhiều quốc gia. Việt Nam với cam kết tại COP26 về đạt Net Zero (giảm phát thải ròng khí nhà kính về mức bằng 0) vào năm 2050, đang nỗ lực không ngừng hướng tới tương lai bền vững. Đặc biệt, việc đề ra mục tiêu giảm 43,5% lượng phát thải vào năm 2030 là một tuyên bố mạnh mẽ, thể hiện quyết tâm của quốc gia hình chữ S trên con đường xanh tất yếu.
"Việc Việt Nam cam kết đạt Net Zero vào năm 2050 đã gây sửng sốt cho toàn nhân loại bởi vì những nước mạnh hơn cũng chỉ cam kết như Việt Nam", PGS. TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, nhấn mạnh. Vị chuyên gia đưa ví dụ, Ấn Độ cũng chọn cột mốc năm 2070 mới đạt Net Zero, hay Trung Quốc cam kết đến năm 2060.
Kiên định với tôn chỉ "Trân quý Mẹ Thiên nhiên" cùng các giá trị cốt lõi được xây dựng từ khi thành lập nhấn mạnh các yếu tố thân thiện với môi trường, tư duy vượt trội, hài hòa lợi ích trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, Tập đoàn TH là cái tên nổi bật với nhiều sáng kiến, giải pháp phát triển bền vững tiên phong, hiệu quả.
Doanh nghiệp sữa tươi sạch hàng đầu cùng hướng tới mục tiêu Net Zero của Việt Nam- Ảnh 1.

Năng lượng tái tạo từ điện mặt trời trên mái trang trại giúp giảm phát thải khoảng 5.000 tấn CO2/năm.
Từ tư duy đến hành động, từ quản trị đến thực thi, TH tập trung vào 3 hoạt động: cắt giảm (phát thải khí nhà kính); chuyển đổi (sang sử dụng nguồn năng lượng xanh, năng lượng tái tạo) và hấp thụ (khí nhà kính).
"Tôi tin rằng TH đã làm rất tốt trong vấn đề bảo vệ môi trường, giảm phát thải, vì ngay từ khi thực hiện dự án, Nhà sáng lập Thái Hương đã luôn dẫn dắt, truyền cảm hứng đến tất cả các nhân viên về tư duy "Trân quý Mẹ Thiên nhiên – Người cho mình tất thảy". Bà đã chỉ đạo chúng tôi áp dụng những công nghệ cao nhất của thế giới, làm sao để giảm thiểu những tác động tiêu cực của sản xuất đối với môi trường" - ông Tal Cohen, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thực phẩm Sữa TH (đơn vị vận hành trang trại TH) chia sẻ.
Doanh nghiệp sữa tươi sạch hàng đầu cùng hướng tới mục tiêu Net Zero của Việt Nam- Ảnh 2.

"Tất cả đều hướng tới phát triển bền vững bằng quy trình khép kín, tuần hoàn", ông Tal Cohen khẳng định.

Những con số ‘biết nói’ trong hành trình cắt giảm - chuyển đổi - hấp thụ" hướng tới Net Zero tại TH
Áp dụng mô hình tuần hoàn khép kín, toàn bộ vật chất hữu cơ và phế phẩm hữu cơ từ trang trại chăn nuôi được thu gom, xử lý thành phân bón hữu cơ và chất đệm sinh học phục vụ đàn bò. Các nhà máy xử lý nước thải công suất lớn được xây dựng phục vụ từng cụm trang trại, từ đó 100% lượng nước được xử lý đến đạt tiêu chuẩn TCVN-Bộ TNMT trước khi đưa trả lại môi trường.
Thêm một sáng kiến ấn tượng mà TH áp dụng đó là tăng cường hệ sinh thái tự nhiên trong và xung quanh trang trại đồng thời thực hiện nhiều dự án trồng, khôi phục, phát triển rừng tại các tỉnh. Các hoạt động này nhằm hấp thụ, bù lại lượng CO2 do quá trình sản xuất thải ra, giúp cân bằng phát thải và cải thiện cảnh quan.
Ông Arghya Mandal - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần sữa TH cho biết, TH đã đề ra mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính trực tiếp tại trang trại và nhà máy trung bình đạt 15%/năm ở phạm vi phát thải khí nhà kính trực tiếp (phạm vi 1). Đồng thời, tổng phạm vi phát thải nhà kính trực tiếp và gián tiếp (phạm vi 1, 2) trên một đơn vị sản phẩm tại nhà máy, trang trại TH giảm trung bình 15%/năm.
Doanh nghiệp sữa tươi sạch hàng đầu cùng hướng tới mục tiêu Net Zero của Việt Nam- Ảnh 3.

Kết quả, với rất nhiều giải pháp đồng bộ và hành động quyết liệt, năm 2023, hệ thống trang trại, nhà máy giảm phát thải trung bình hơn 20%/đơn vị sản phẩm, vượt kế hoạch đề ra.
Trên những mái nhà của Nhà máy sữa tươi sạch TH hay Cụm trang trại bò sữa tại Nghệ An, Thanh Hóa, Lâm Đồng, Tập đoàn đã lắp đặt hệ thống điện mặt trời. Riêng năm 2023 , TH đã hòa lưới điện xấp xỉ 7 triệu Kwh (đáp ứng khoảng 10% lượng điện tiêu dùng trong nội bộ Tập đoàn), tương đương giảm/thu hồi khoảng 4.500-5.000 tấn CO2.
Ngoài ra, với công nghệ xử lý chất thải hiện đại hàng đầu thế giới, công nghệ tái tạo nền chuồng (Bedding Recovery Unit (BRU), công nghệ phối trộn và rải thức ăn, TH đã giảm thiểu được ít nhất 70% lượng phát thải metan so với cách xử lý thông thường.
Cũng theo ông Arghya Mandal, TH đã và đang trồng nhiều cây xanh để hấp thụ, bù lại lượng CO2 do quá trình sản xuất thải ra. "Từ nay đến năm 2025, chúng tôi xác định mục tiêu trồng 10.000 cây xanh/năm với tỷ lệ sống và phát triển là 90%" - ông cho biết.
Doanh nghiệp đặt mục tiêu đến năm 2026 sẽ triển khai một số dự án như sử dụng năng lượng khí sinh học từ quá trình xử lý chất thải chăn nuôi để phục vụ cho các hoạt động tại trang trại. Bên cạnh đó, với các dự án đầu tư dây chuyền thiết bị mới, TH ưu tiên lựa chọn dây chuyền, thiết bị hiện đại, tiết kiệm năng lượng, nguyên vật liệu thân thiện với môi trường, hiệu suất cao.
Doanh nghiệp sữa tươi sạch hàng đầu cùng hướng tới mục tiêu Net Zero của Việt Nam- Ảnh 4.

Như Anh hùng Lao động Thái Hương, Nhà sáng lập, Chủ tịch Hội đồng Chiến lược Tập đoàn TH từng nhấn mạnh: "Bằng việc tự động hóa, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp và chế biến, Tập đoàn TH đã xây dựng một mô hình nông nghiệp điển hình gắn với phát triển bền vững, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn".
Hành trình này đòi hỏi sự cam kết lâu dài và sẵn lòng đầu tư vào công nghệ cao dù chi phí đắt đỏ, cũng như một chiến lược quản lý chặt chẽ và đồng bộ. Bằng cách này, Tập đoàn duy trì chiến lược Phát triển bền vững của mình đồng thời góp phần thúc đẩy nền kinh tế xanh, đồng hành cùng Việt Nam tiến tới mục tiêu Net Zero.

 

Chủ đề tương tự

Back
Top