Đối mặt với thuốc lá lậu sau tăng thuế tiêu thụ đặc biệt ra sao?

Người Quan Sát

Người nghèo trong vũ trụ !
Tham gia
4/5/24
Bài viết
161,458
Việt Nam nằm trong số 15 nước có số người hút thuốc lá cao nhất thế giới - Ảnh: TỰ TRUNG

Việt Nam nằm trong số 15 nước có số người hút thuốc lá cao nhất thế giới - Ảnh: TỰ TRUNG
Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi đang được lấy ý kiến, Bộ Tài chính đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá rất cao, thêm 10.000 đồng/gói. Ngoài thuế theo tỉ lệ như hiện nay, thuốc lá sẽ chịu thêm thuế tuyệt đối.
Một số bạn đọc cho rằng việc tăng thuế tiêu thụ với thuốc lá sẽ khiến vấn nạn thuốc lá lậu gia tăng.
Thực tế các nước trên thế giới đối phó như thế nào với thuốc lá lậu khi tăng thuế tiêu thụ với các sản phẩm thuốc lá?

Đánh thuế cao, thuốc lá nhập lậu tăng theo

Theo Văn phòng Trách nhiệm ngân sách Anh (OBR), mức đánh thuế thuốc lá tại quốc gia này cụ thể như sau: thuốc lá chịu 16,5% thuế trên giá bán lẻ cộng với 6,33 bảng Anh cho mỗi gói 20 điếu; xì gà chịu thuế 3,95 bảng cho mỗi điếu 10g; thuốc lá cuốn bằng tay chịu 12,37 bảng cho một gói 30g...
OBR ước tính trong giai đoạn 2024 - 2025, thuế thuốc lá của Anh sẽ tăng 8,8 tỉ bảng. Con số này chiếm 0,8% tổng số thu thuế, tương đương với 0,3% thu nhập quốc dân và 302 bảng Anh mỗi hộ gia đình.
Năm 2011, nước Anh tăng 30% thuế tuyệt đối và khiến cho thuốc lá lậu gia tăng, chiếm khoảng 20% thị trường vào năm 2016. Tình trạng này đã gây thất thu thuế khoảng 3,2 tỉ USD.
Đối với Malaysia, sau khi tăng thuế vào giai đoạn 2014 - 2015, sản lượng thuốc lá hợp pháp giảm tới 55% chỉ sau 5 năm. Trong khi đó thuốc lá lậu tăng mạnh và chiếm 65% thị phần vào năm 2020, gây thất thoát khoảng 1 tỉ USD tiền thuế.
Tại Đức, trong giai đoạn 2002 - 2005, thuế tuyệt đối với sản phẩm thuốc lá cũng tăng 48% và thuế tương đối tăng khoảng 8%. Do đó, người tiêu dùng chuyển sang mua thuốc lá lậu khiến lượng tiêu thụ thuốc lá hợp pháp giảm khoảng 34%.
Bất chấp tình hình trên, Đức tiếp tục tăng thuế tiêu thụ thuốc lá vào năm 2015 và giai đoạn 2021 - 2022, trang Iamexpat cho biết.
Thuế đối với một gói thuốc lá 20 điếu tăng trung bình 0,1 euro vào năm 2021. Một năm sau, 0,1 euro nữa được bổ sung và từ 2025 đến 2026, mỗi gói sẽ chịu thêm 0,15 euro thuế.
Mức tăng lớn nhất thuộc về thuốc lá điện tử và các sản phẩm thuốc lá sưởi ấm, vốn trước đây chỉ bị đánh thuế nhẹ.
Năm 2021, một chai vape lỏng 10ml có giá khoảng 5 euro ở Đức. Đến năm 2022, sản phẩm này chịu một khoản thuế bổ sung là 1,6 euro và con số này sẽ tăng lên 3,2 euro vào năm 2026.
Theo Iamexpat, khoảng 1/4 người trưởng thành ở Đức hút thuốc thường xuyên. Năm 2020, thuế thuốc lá đã đóng góp khoảng 14,7 tỉ USD vào kho bạc chính phủ.

Đối mặt với thuốc lá lậu ra sao?

Số liệu mới nhất cho thấy với lượng tiêu thụ thuốc lá lậu tăng vọt 200 triệu vào năm 2020, Đức hiện là thị trường tiêu thụ thuốc lá lậu lớn thứ hai trong số 27 quốc gia thành viên EU.
Trong vài tháng cuối năm 2021, chính quyền Đức đã tiến hành thu giữ một lượng lớn thuốc lá lậu. Cụ thể tháng 9-2021, Văn phòng điều tra Hải quan Frankfurt/Main đã tịch thu 12 triệu điếu thuốc lá lậu.
Theo Công ty thuốc lá Philip Morris International, một yếu tố chính góp phần vào việc tiêu thụ hàng hóa bất hợp pháp ở Đức là do nước này nằm gần Ba Lan, một trong những thị trường xuất xứ chính của thuốc lá lậu tại châu Âu.
Năm 2021, liên tiếp có nhiều vụ thu giữ thuốc lá lậu ở Ba Lan và gần biên giới Đức với các nước láng giềng.
Những kẻ buôn lậu thường ngụy trang hàng hóa trong quá trình vận chuyển.
Hồi tháng 10-2021, trong quá trình kiểm tra một chiếc xe tải của Bulgaria trên quốc lộ 8 gần khu vực Ulm-Dornstadt, hải quan Đức đã phát hiện 201.000 điếu thuốc lá không bị đánh thuế, được giấu trong các hộp kẹo và dưới các gói bánh quy.
Trong một vụ thu giữ khác gần biên giới Belarus, 600.000 bao thuốc lá được che đậy dưới những tấm ván gỗ. Thậm chí có trường hợp 50.000 điếu thuốc lá lậu bị thu giữ khi chúng đang được vận chuyển bằng diều bay có động cơ qua biên giới Ba Lan đến Ukraine vào tháng 7-2021.
Giống như Đức, Ba Lan cũng thực hiện một làn sóng đột kích vào các cơ sở sản xuất trái phép trong năm 2021, thu giữ hàng tấn thuốc lá lậu và các thiết bị sản xuất thuốc lá bất hợp pháp.
Trong khi đó, Cơ quan Thuế và Hải quan Anh (HMRC) đã triển khai chiến lược đầu tiên nhằm giải quyết vấn đề thuốc lá lậu vào năm 2000. Năm 2015, HMRC tung ra một chiến lược mới, thúc đẩy các luật, lệnh trừng phạt, biện pháp kiểm soát táo bạo nhằm giải quyết hoạt động buôn bán bất hợp pháp.
Mới đây nhất, chiến lược được công bố hồi tháng 3 năm nay nhắm vào các lỗ hổng ở tất cả các khâu của chuỗi cung ứng thuốc lá lậu. Chiến lược này chú trọng cả cung lẫn cầu, tập trung quản lý người tiêu dùng song song với triệt phá bọn tội phạm.
Chính quyền cũng hỗ trợ ngân sách hơn 100 triệu bảng trong 5 năm tới để tăng cường năng lực thực thi của Lực lượng biên phòng và HMRC.
Bên cạnh đó, Anh thành lập Lực lượng đặc nhiệm chống thuốc lá lậu - kết hợp chuyên môn điều hành, điều tra và tình báo của các cơ quan khác nhau, đồng thời nâng cao khả năng ngăn chặn tội phạm có tổ chức.
Bình luận dưới bài viết Thuế cần chiếm 75% giá bán lẻ thuốc lá, bạn đọc Việt Phan cho rằng: "Ngoài việc tổ chức tuyên truyền, giáo dục về tác hại do thuốc lá gây ra thì chủ trương tăng thuế nhập khẩu thuốc lá là cần thiết".
Còn tài khoản tien****@gmail.com viết: "Thuế tăng bao nhiêu thì cũng chỉ nhằm vào người hút thôi, doanh nghiệp không ảnh hưởng gì. Tăng thuế thì họ tăng giá bán, người ghiền thuốc không bỏ được thì mắc bao nhiêu họ vẫn hút".


 

Chủ đề tương tự

Back
Top