Dừng đỗ trên cao tốc gây tai nạn bị xử lý như thế nào?

Người Quan Sát

Người nghèo trong vũ trụ !
Tham gia
4/5/24
Bài viết
161,458
Minh Hạnh - Thứ sáu, 12/07/2024 10:47 (GMT+7)

Vụ tai nạn giao thông trên cao tốc Hà Nội – Hải Phòng ngày 11.7 khiến 2 người chết, 6 người bị thương, nguyên nhân do dừng xe tranh cãi trên đường và bị một xe khác đâm vào. Vậy trách nhiệm sẽ thuộc về ai và xử lý như thế nào?
Dừng đỗ trên cao tốc gây tai nạn bị xử lý như thế nào?

Hiện trường vụ TNGT trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng ngày 11.7. Ảnh: Huy Thiêm
Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với PV Báo Lao Động, luật sư Nguyễn Ngọc Hùng – Văn phòng luật sư Kết Nối cho biết, qua kiểm tra từ camera, trong khi 2 xe ôtô (xe khách 16 chỗ, xe bán tải) đang dừng ở làn chạy tốc độ 120km/h thì xe ôtô con loại 7 chỗ đâm vào đuôi xe khách.
Vụ việc này, hành vi dừng đỗ xe của 2 tài xế trên làn cao tốc và hành vi thiếu chú ý quan sát của người điều khiển xe 7 chỗ đang được mổ xẻ, bàn luận.
Đối với hành vi dừng xe trên đường cao tốc của 2 xe ôtô (xe khách 16 chỗ và xe bán tải). Theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 Luật Giao thông Đường bộ năm 2008, người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường và bật đèn cảnh báo, đặt biển cảnh cáo trước vị trí dừng đỗ.
Trong trường hợp này, nếu không thể đưa xe ra khỏi phần đường xe chạy vì cần giữ nguyên hiện trường va chạm thì lỗi của 2 tài xế là lỗi hỗn hợp do không bật cảnh báo và không có biển cảnh báo.
Đối với người điều khiển ôtô 7 chỗ đâm vào phía sau xe 16 chỗ (đang dừng), có dấu hiệu của hành vi thiếu chú ý quan sát khi tham gia giao thông. Theo quy định của pháp luật thì người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ phải làm chủ tốc độ, chú ý quan sát và giữ khoảng cách với xe phía trước. Nếu phát hiện chướng ngại vật thì phải giảm tốc độ đến mức thấp nhất, có thể dừng lại hoặc đánh lái để tránh va chạm.
Các xe dừng, đỗ, gặp sự cố trên đường cao tốc được xác định là “chướng ngại vật”, nếu người điều khiển phương tiện xe cơ giới tham gia giao thông mà đâm vào phía sau ôtô khác (đang di chuyển hoặc đang dừng khẩn cấp) thì có thể xác định là lỗi thiếu chú ý quan sát, không làm chủ tốc độ, không giữ khoảng cách với phương tiện phía trước.
Trường hợp này, người lái xe 7 chỗ chủ quan, không chú ý quan sát và làm chủ tốc độ, gây hậu quả làm chết 2 người và nhiều người bị thương, thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản.
Tài xế xe 7 chỗ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Khoản 2, Điều 260 BLHS với khung hình phạt từ 3-10 năm tù. Ngoài ra, người vi phạm phải bồi thường toàn bộ thiệt hại đã gây ra với các nạn nhân và gia đình nạn nhân theo quy định pháp luật.
Để xác định rõ trách nhiệm của các bên, vẫn cần chờ kết luận từ cơ quan chức năng.
“Để đảm bảo an toàn tính mạng, khi có xảy ra va chạm hoặc tai nạn, việc đầu tiên các tài xế cần bật đèn cảnh báo, đặt biển cảnh báo ở khoảng cách phù hợp với hiện trường tai nạn;đặc biệt lưu ý, tất cả mọi người nên rời khỏi xe, di chuyển ra phía sau lan can đường hoặc khu vực càng xa làn đường xe chạy càng tốt để tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra như vụ việc trên”, luật sư Hùng khuyến cáo.
Theo ông Nguyễn Huy Thiêm – Phó trưởng Phòng Kỹ thuật của Vidifi (đơn vị quản lý đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng) nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra trên đường cao tốc thời gian gần đây cho thấy, một bộ phận tài xế đang thiếu kỹ năng khi điều khiển phương tiện dẫn đến việc xử lý khi xe gặp sự cố hoặc tai nạn giao thông của tài xế còn yếu, dẫn đến nguy hiểm cho chính lái xe và người tham gia giao thông.
Cũng theo ông Thiêm, khi gặp sự cố trên đường cao tốc hoặc quốc lộ, người tham gia giao thông cần chú ý quan sát, bật đèn xi nhan, cố gắng từ từ di chuyển từng làn một đưa xe ra khỏi phần đường xe chạy cho đến khi vào sát bên phải phần đường xe chạy hoặc làn dừng xe khẩn cấp (nếu có), bật xi nhan cảnh báo; tài xế xuống xe (mặc áo phản quang vào ban đêm) và đặt ngay 3 chóp nón hoặc biển tam giác phản quang… phía sau xe để cảnh báo với khoảng cách 100m trên cao tốc.
“Lái xe không được tự ý đi bộ trên đường cao tốc, phải đứng ngoài dải tôn hộ lan để đảm bảo an toàn. Sau đó gọi điện thoại đến đường dây nóng để được hỗ trợ”, ông Thiêm cho hay.
Bình luận:
Bạn nghĩ gì về nội dung này?
Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.
Gửi bình luận
Cùng chuyên mục
Tin nổi bật

 

Chủ đề tương tự

Back
Top