Đường lên bản làng nguyên thủy giữa thung lũng Mộc Châu

Người Quan Sát

Người nghèo trong vũ trụ !
Tham gia
4/5/24
Bài viết
161,458
Bài và ảnh Hà An - Chủ nhật, 07/07/2024 06:00 (GMT+7)

Hang Táu vốn được mệnh danh là bản làng nguyên thủy của người H’Mông trên cao nguyên Mộc Châu, Sơn La. Đó là một ngôi làng không điện, không internet, không sóng điện thoại, hoang sơ như cuộc sống thời xa xưa.
Đường lên bản làng nguyên thủy giữa thung lũng Mộc Châu

Đường đến Hang Táu đầy thử thách.
Vừa đi vừa... run
Chúng tôi đến Hang Táu vào một ngày mưa xen nắng, sương mây lướt trên những triền núi cao. Từ trung tâm thị trấn Mộc Châu, cả đoàn vượt chừng 20km từ Quốc lộ 6 lên bản Tà Số. Đoạn đường quốc lộ đẹp uốn quanh núi non, chênh vênh phía trên thung lũng còn vương màu lúa chín vàng ở những thửa ruộng bậc thang gặt muộn. Đường đẹp, cả đoàn mải mê ngắm cảnh, mà không biết phía trước còn cả chặng đường đầy thử thách, dù chỉ còn vài cây số cuối cùng dẫn vào Hang Táu.
Ngay từ lối vào bản Tà Số, chúng tôi đang vít ga lên dốc, bỗng có tiếng người dân gọi giật lại. “Nhà mình vào Hang Táu phải không? Xe ga không lên được đó đâu. Để lại ở đây, thuê xe số đi cho an toàn”, chị chủ quán nước nói.
Cả đoàn bỏ lại một xe tay ga và thuê thêm chiếc xe số. Quả thực, đoạn đường chỉ chừng 5km dẫn vào Hang Táu thách thức cả những tay lái cứng. Đi qua đoạn đường dốc lắt léo giữa khu dân cư, chúng tôi nhanh chóng lên cao. Đoạn đầu chỉ dốc nối dốc, càng lúc càng cao, lái xe chỉ có cách để số thấp. Nghe tiếng máy rồ lên ồn ào đến “xót ruột”, cả đoàn bảo nhau may nghe lời bà con đổi xe kịp.
Nhưng càng lên cao càng khoái, vì chúng tôi ai nấy mở mang tầm mắt nhìn thấy núi đồi trùng điệp, bản làng thu nhỏ lại như những mô hình Lego. Bất ngờ hơn nữa là thấy bóng dáng người bản địa tay cuốc, tay thuổng trên những mảnh ruộng nhấp nhô đá sỏi bên triền núi cheo leo hàng trăm mét.
Hang Táu được mệnh danh là bản làng nguyên thủy ở Mộc Châu, Sơn La.

Hang Táu được mệnh danh là bản làng nguyên thủy ở Mộc Châu, Sơn La.
Đường phượt vào Hang Táu tiếp tục thách thức những tay lái “miền xuôi”. Đoạn này dốc lên dựng đứng, đoạn kia lại đột ngột dốc xuống. Càng gần Hang Táu đường càng khó đi. Đường rải bê tông nhưng trơ rãnh đá, chỉ vừa cho một xe đi. May ra có ôtô bám chắc bánh hai bên đường xói lở.
Đường vào bản dĩ nhiên không có đèn giao thông hay cán bộ chỉ dẫn, bà con cứ nhìn trước nhìn sau để đi. Xe nào chở khách, thồ hàng, đang đà lên dốc là người ở chiều đối diện đứng chờ. Đôi khi, bạn còn phải tránh xe tải, ôtô trên cung đường vừa hẹp vừa hiểm trở ấy.
Khách du lịch chưa quen đường chỉ dám xuống đi bộ, ai tay lái cứng phi xe lên một mình. Nổ máy dắt lên cũng không xong, vì hai bên lổn nhổn sỏi đá, đường vào ngày mưa càng trơn trượt. Đồng bào đã quen với cung đường này, dù xe số hay khỏe hơn là xe Win 110, thanh niên trai tráng hay phụ nữ cứ thế phi lên dốc vun vút. Khách du lịch không đủ vững tay lái hay can đảm tự lái xe có thể đi xe ôm vào tận bản.
Bản làng nguyên thủy
Vượt đoạn đường xấu, cả đoàn đi qua những vườn mận trong sương mây, đồng ngô, bãi cỏ giữa thung lũng... Cuối cùng, bản Hang Táu đã hiện ra. Bước qua cánh cổng gỗ đơn sơ, du khách sẽ thấy một ngôi chợ nhỏ lợp lán bên dưới những vách đá, lợn gà chạy loăng quăng. Người dân hiền hậu nở nụ cười chào khách mua đồ thổ cẩm, khoai sắn, thịt nướng...
Chúng tôi ngỡ như đang lạc vào bối cảnh của một bộ phim nào đó khi tận mắt thấy bản làng nguyên thủy. Hang Táu trong tiếng H’Mông có nghĩa là bãi bằng, lòng chảo. Quả thực, đó là bản làng nằm trọn giữa thung lũng xanh tươi bốn bề núi đá như tên gọi, cách biệt với bên ngoài. Những đàn lợn tròn lẳn ụt ịt vừa đi lại tứ tung vừa kiếm ăn, chó con ngủ lăn lóc ngay trên bãi cỏ... Những căn nhà sàn nhỏ xinh rải rác dưới chân núi.
Bà con bán bánh sắn, trứng nướng... trong chợ ở ngay lối vào bản.

Bà con bán bánh sắn, trứng nướng... trong chợ ở ngay lối vào bản.
Vào đến bản, điện thoại không còn một vạch sóng, chúng tôi hoàn toàn ngắt kết nối với thế giới. Từng giây từng phút ai nấy mải mê ngắm nhìn cỏ cây, nhịp sống thường ngày của người dân, lắng nghe “nhạc rừng”, hít hà không khí trong trẻo của vùng cao... và không quên chụp thật nhiều ảnh đẹp đánh dấu kỷ niệm ở một điểm đến đáng bỏ công mất sức để ghé thăm nhất trong hành trình khám phá Mộc Châu.
Hôm ấy, trời mưa to, bãi cỏ ở Hang Táu biến thành một chiếc ao mênh mông nước mưa dồn về từ con suối nhỏ phía cổng làng. Lũ trẻ trong bản thi nhau nhảy ùm xuống ao nước mưa mát lạnh. Chúng đùa nghịch, hét gọi nhau, tiếng cười vang khắp thung lũng.
Nếu dư dả thời gian, du khách hoàn toàn có thể thử cùng đồng bào trồng trọt, chăn thả, thêu thùa đồ thổ cẩm, chơi đánh quay cùng lũ trẻ, hay ăn một bữa trong nhà sàn. Chẳng sơn hào hải vị, mâm cơm có thể chỉ có bánh dày, thịt gà, thịt lợn, măng, rau rừng... nhưng đậm đà hương vị ẩm thực bản địa, ấm áp lòng mến khách.
Hang Táu hoang sơ là vậy, nhưng không thể không đổi thay khi một lượng lớn khách du lịch ghé thăm bản làng xa xôi này. Năm 2023, HTX Du lịch Hang Táu ra đời. Khoảng 20 hộ dân trong bản tham gia HTX. Bà con lập ra tổ phục vụ khách du lịch, bước đầu là thu vé vào cửa giá 30.000 đồng/ lượt để có doanh thu cải thiện đời sống địa phương. Song song, phát triển những dịch vụ đưa khách tham quan, liên kết với các gia đình làm homestay trong bản Tà Số để phục vụ khách ăn uống, nghỉ qua đêm...
Có lẽ, vài năm nữa, khi trở lại Hang Táu, chúng tôi sẽ thấy một dáng hình rất khác của ngôi làng nguyên thủy này. Hy vọng những vị khách có dịp ghé thăm Hang Táu sẽ có ý thức chung tay gìn giữ môi trường, tránh tác động tiêu cực đến cuộc sống và văn hóa địa phương. Để đạt được điều đó, cần các cơ quan quản lý, đơn vị chức năng địa phương giám sát chặt chẽ, theo sát từng bước phát triển du lịch cùng đồng bào.
Bình luận:
Bạn nghĩ gì về nội dung này?
Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.
Gửi bình luận
Cùng chuyên mục
Để “sống được, sống tốt, sống hạnh phúc” với lương
Lương tối thiểu vùng tăng nhưng giá không tăng mới có giá trị
Công nhân vẫn mong doanh nghiệp tăng lương
Thì thầm bằng lăng

Thì thầm bằng lăng​


Qua vẻ đẹp của hoa bằng lăng tượng trưng cho máu tím thuỷ chung của tình yêu, Nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh gửi đi thông điệp: Hạnh phúc con người,...
Hoàng Thị Tình: Judo là máu thịt và tấm vé dự Olympic lịch sử
Góc nhìn mới lạ về hòn đảo di sản Penang
Nơi trú ngụ tâm hồn

Nơi trú ngụ tâm hồn​


Tổ, nơi cư ngụ của chim, được dùng làm biểu tượng cho ngôi nhà mà con người thời đại nào cũng mong muốn có: Tổ ấm.
Nhẩn nha một đám mây trôi

Nhẩn nha một đám mây trôi​


Đến tháng Tám này là tròn 2 năm ngày mất họa sĩ Trịnh Tú , một triển lãm tranh kèm ra mắt sách "Họa sĩ Trịnh Tú với chuyện hình...
Gia đình hạnh phúc

Gia đình hạnh phúc​


Niềm vui của những đứa trẻ luôn đứng đầu ngõ đợi mẹ đi chợ mua quà về là một ký ức vô cùng đáng yêu với tuổi thơ, mà không...
Băng rừng vượt thác ở Thái Nguyên

Băng rừng vượt thác ở Thái Nguyên​


Chuyến đi về rừng ở Thái Nguyên chỉ cách Hà Nội chưa đến 100km dịp cuối tuần đem lại nhiều háo hức và cảm xúc mạnh hơn chúng tôi nghĩ.
Cuối Hạ

Cuối Hạ​


Cứ tưởng nàng Hạ mãi rong chơi, không có điểm dừng, nắng đổ chang chang oi bức ấy vậy mà cũng đã đến những ngày cuối hạ . Một hôm...
Thân thương, thơm thảo cơm nhà

Thân thương, thơm thảo cơm nhà​


Trên không gian mạng, tôi thường bắt gặp những bếp ăn trực tuyến “trưng biển” như: Bếp cơm mẹ nấu, Bếp cơm nhà ba bữa, Bếp nhà mình... thay vì...
Ngũ Hành Sơn, danh thắng xứ Quảng
Nghe tiếng vịt kêu, lòng nhớ mẹ

Nghe tiếng vịt kêu, lòng nhớ mẹ​


Mùa hè, trong đầm hoa sen nở, trên mặt đầm ríu rít vịt bơi, thỉnh thoảng cắm đầu xuống mò cua bắt ốc, rồi lại vươn mỏ lên kêu cạc...
Làm dâu, làm rể thời hiện đại

Làm dâu, làm rể thời hiện đại​


Shim Yeon-sun, 40 tuổi, người Hàn Quốc rất ngạc nhiên về cách cư xử của mẹ mình trong cuộc gặp "sanggyeonnye" của anh trai cô, trong đó gia đình cô...
Tin nổi bật

 

Chủ đề tương tự

Back
Top