Gần 2.000 điểm liệt thi vào lớp 10, thầy cô cũng phải nhận trách nhiệm

Người Quan Sát

Người nghèo trong vũ trụ !
Tham gia
4/5/24
Bài viết
161,458
Nguyễn Văn Lực (Trịnh Phong, Khánh Hòa) - Thứ tư, 26/06/2024 08:48 (GMT+7)

Trong kì thi tuyển sinh lớp 10 THPT công lập tại tỉnh Đắk Lắk năm nay, có gần 2.000 bài thi điểm liệt (dưới 1 điểm).
Gần 2.000 điểm liệt thi vào lớp 10, thầy cô cũng phải nhận trách nhiệm

Thí sinh ở Đắk Lắk ra về sau khi kết thúc môn thi cuối cùng trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10. Ảnh: Bảo Trung
Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk đã công bố điểm thi lớp 10 THPT công lập năm học 2024 - 2025.
Theo số liệu thống kê, số bài thi điểm liệt (từ 1 điểm trở xuống) trong kỳ thi tuyển sinh đầu vào lớp 10 trên địa bàn tỉnh này lên đến 1.887. Trong đó, môn Toán có 1.799 điểm liệt, môn Ngoại ngữ có 14 điểm liệt và Ngữ văn có 74 điểm liệt. Theo quy chế, số thí sinh này không thể theo học lớp 10 giáo dục phổ thông công lập.
Thầy Nguyễn Văn Lực (nguyên giáo viên Trường THCS Trịnh Phong, Khánh Hòa) - người có hơn 30 năm công tác trong ngành Giáo dục - đã có những chia sẻ về thực trạng này. Báo Lao Động gửi tới bạn đọc những quan điểm của thầy Nguyễn Văn Lực:
Từ việc gần 2.000 bài thi lớp 10 đạt điểm liệt tại tỉnh Đắk Lắk đặt ra vấn đề là tại sao sau 9 năm được thầy cô trang bị kiến thức, rồi trải qua các kỳ kiểm tra, đánh giá nghiêm túc hàng năm, được ghi trong học bạ "được lên lớp", nhưng rồi các em lại không giải được một bài toán cơ bản, không vượt qua điểm liệt?
Theo tôi, có nhiều nguyên nhân cần được phân tích, nhưng trước hết cần khẳng định, trách nhiệm thuộc về thầy cô giáo.
Thầy giỏi trò mới giỏi, thầy cô phải tự nhận trách nhiệm cho những "sản phẩm bị lỗi" này, đừng nên đổ cho ai khác. Còn nếu cho rằng do học sinh không chịu học, thiếu kỹ năng vậy thì cần hỏi thầy cô dạy như thế nào mà học sinh không chịu học, không có kỹ năng làm bài?
Tất nhiên cũng có nhiều thầy cô rất tâm huyết, tận tâm, không ngại khó khăn để truyền thụ kiến thức cho học sinh.
Thứ hai, cần đề cập đến sai lầm về chiến lược giáo dục. Chúng ta quá chú trọng vào việc "phát hiện bồi dưỡng nhân tài", bồi dưỡng học sinh giỏi thông qua phong trào thi học sinh giỏi huyện, tỉnh, quốc gia để rồi học sinh đại trà bình thường, yếu kém bị "bỏ rơi". Thử hỏi có bao nhiêu trường quan tâm thật sự đến việc bồi dưỡng học sinh yếu kém hay chỉ làm chiếu lệ? Tại sao các trường không đẩy mạnh phong trào bồi dưỡng học sinh yếu kém như học sinh giỏi và công nhận những thầy cô có thành tích "xóa yếu" là giáo viên dạy giỏi?
Nếu làm được điều này, tôi tin chắc sẽ hạn chế được tối đa học sinh có học lực kém.
Thứ ba, căn bệnh thành tích không chỉ của nhà trường, thầy cô mà còn cả phụ huynh, xã hội. Hiệu trưởng luôn muốn trường có nhiều học sinh giỏi để cuối năm đưa vào tiêu chí xếp loại trường tiên tiến, xuất sắc huyện, tỉnh... Giáo viên chủ nhiệm luôn muốn lớp có nhiều học sinh giỏi để được khen là dạy giỏi, tay nghề vững... Phụ huynh thì muốn con học giỏi để nở mặt nở mày...
Dưới góc độ là giáo viên cũng là phụ huynh, tôi mong rằng chúng ta hãy trả lại sự công bằng trong dạy và học, đó là thầy cô thực hiện đúng phương châm: dạy thật - học thật - thi thật - chất lượng thật để các em thật sự hạnh phúc khi đến trường.
Tôi cũng mong qua sự việc đáng tiếc này, thầy cô, lãnh đạo ngành Giáo dục tỉnh Đắk Lắk cần phân tích kỹ hơn và có giải pháp nâng cao chất lượng dạy học thật sự để không còn những điểm liệt đáng tiếc trong tương lai.
Bình luận:
Bạn nghĩ gì về nội dung này?
Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.
Gửi bình luận
Cùng chuyên mục
Tin nổi bật

 

Chủ đề tương tự

Back
Top