Giữ lại phụ cấp thâm niên, giáo viên miền núi còn được nhận phụ cấp thu hút?

Người Quan Sát

Người nghèo trong vũ trụ !
Tham gia
4/5/24
Bài viết
161,458
Khánh Linh - Thứ tư, 26/06/2024 21:00 (GMT+7)

Thông tin tiếp tục thực hiện phụ cấp thâm niên khiến nhiều nhà giáo thở phào, tuy nhiên không ít giáo viên miền núi băn khoăn liệu còn được giữ lại phụ cấp thu hút nữa hay không?
Bạn đọc Bùi Thị Cảnh - giáo viên công tác tại huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu - cho biết: "Sau khi biết tin phụ cấp thâm niên của giáo viên được giữ lại, chúng tôi rất vui mừng. Tuy nhiên lại băn khoăn, liệu chúng tôi còn được nhận phụ cấp thu hút nữa hay không?".
Tại họp báo tháng 6.2024 về kết quả nổi bật công tác 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm của Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, Chính phủ đề xuất điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng hiện nay lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%). Đồng thời, vẫn giữ lại mức phụ cấp thâm niên cho giáo viên.
Nếu đề xuất này được Quốc hội thông qua, mức lương chi tiết của hàng triệu thầy cô giáo trên cả nước sẽ thay đổi đáng kể.
Theo đó, công thức tính tiền lương giáo viên như sau: Mức lương = Mức lương cơ sở x hệ số lương + phụ cấp + thâm niên (nếu có).
Như vậy, việc giữ lại phụ cấp thâm niên không ảnh hưởng đến phụ cấp thu hút.
Theo Điều 4 Nghị định 76/2019/NĐ-CP quy định về phụ cấp thu hút như sau: Đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này được hưởng phụ cấp thu hút bằng 70% mức lương hiện hưởng (theo bảng lương do cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước quy định) cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn không quá 5 năm (60 tháng).
Theo Điều 2 Nghị định 76/2019/NĐ-CP quy định đối tượng áp dụng bao gồm án bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội từ trung ương đến xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang (bao gồm cả trường hợp điều động, biệt phái, luân chuyển và không phân biệt người địa phương với người nơi khác đến) đã được xếp lương theo bảng lương do cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước quy định, đang công tác và đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
Vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại khoản 1 Điều này, bao gồm:
Huyện đảo Trường Sa, Hoàng Sa, DK1.
Các xã khu vực III thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi, xã đảo đặc biệt khó khăn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Các thôn, buôn, xóm, bản, làng, phum, sóc, ấp... (gọi chung là thôn) đặc biệt khó khăn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Bình luận:
Bạn nghĩ gì về nội dung này?
Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.
Gửi bình luận
Cùng chuyên mục
Tin nổi bật

 

Chủ đề tương tự

Back
Top