Gỡ khó cho ngành tôm

Người Quan Sát

Người nghèo trong vũ trụ !
Tham gia
4/5/24
Bài viết
161,458
Con tôm không chỉ mang lại nguồn thu nhập khá cho người dân mà còn trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương này.
Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau ban hành quyết định phê duyệt phương án phát triển ngành tôm địa phương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Cà Mau kỳ vọng đưa tỉnh nhà trở thành trung tâm ngành tôm lớn nhất vùng ĐBSCL và cả nước với những mô hình sản xuất áp dụng công nghệ tiên tiến, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Giá xuất khẩu các mặt hàng tôm đang có xu hướng giảm

Giá xuất khẩu các mặt hàng tôm đang có xu hướng giảm
Theo đó, mục tiêu đến năm 2025, tổng sản lượng tôm ở Cà Mau sẽ đạt 280.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu 1,4 tỉ USD. Đến năm 2030, tổng diện tích nuôi tôm nước lợ ổn định với 280.000 ha, sản xuất tôm giống đáp ứng trên 80% nhu cầu của người nuôi trong tỉnh, tổng sản lượng đạt 350.000 tấn và kim ngạch xuất khẩu 1,65 tỉ USD. Tầm nhìn đến năm 2050, ngành tôm Cà Mau phát triển bền vững về năng suất, chất lượng, với kim ngạch xuất khẩu hơn 6 tỉ USD/năm.
Để đạt các mục tiêu đặt ra, ngành chức năng Cà Mau sẽ tổ chức lại sản xuất; ưu tiên phát triển các hình thức hợp tác và liên kết nhằm xây dựng vùng nuôi tập trung quy mô lớn để cung ứng nguyên liệu cho khâu chế biến. Bên cạnh đó, tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào các vùng sản xuất tập trung, khu công nghệ cao và cả các vùng chuyên tôm, quảng canh cải tiến...
Tuy được kỳ vọng rất lớn nhưng ngành hàng này đã và đang đối mặt nhiều khó khăn, thách thức; cần sớm được tháo gỡ để mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tỉnh Cà Mau cho biết địa phương có 30 tập đoàn, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu tôm với tổng công suất hơn 250.000 tấn/năm. Các nhà máy chế biến tôm xuất khẩu được đầu tư công nghệ hiện đại. Sản phẩm tôm của Cà Mau đã có mặt trên 90 quốc gia và vùng lãnh thổ với 4 thị trường chính: Mỹ, Nhật Bản, EU và Trung Quốc.
Tuy nhiên, do canh tác trong thời gian dài nên môi trường bị ô nhiễm, đất bạc màu, dẫn đến tôm nuôi cho năng suất thấp, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của không ít hộ dân. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp lao đao vì kinh tế thế giới gặp khó khăn, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, sự cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ lớn, giá xuất khẩu các mặt hàng tôm có xu hướng giảm...
Ngoài ra, không ít doanh nghiệp cũng đang lâm vào thế khó do việc gia tăng các rào cản kỹ thuật, thương mại, truy xuất nguồn gốc… Theo UBND tỉnh Cà Mau, từ năm 2024, toàn bộ sản phẩm tôm muốn nhập khẩu thị trường EU phải có trong chương trình giám sát dư lượng các chất độc hại của Việt Nam. Tuy nhiên, tôm bạc thẻ và tôm chì không nằm trong chương trình giám sát dư lượng, dẫn đến doanh nghiệp đã ký kết hợp đồng xuất khẩu mặt hàng này vào thị trường EU có khả năng không xuất được, bị phạt, bồi thường hợp đồng…
Xuất phát từ thực tế trên, ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, đã ký văn bản gửi Bộ NN-PTNT, kiến nghị tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu tôm bạc thẻ và tôm chì. Cụ thể, UBND tỉnh Cà Mau kiến nghị Bộ NN-PTNT chỉ đạo Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường khẩn trương xem xét bổ sung tôm bạc thẻ, tôm chì vào chương trình giám sát dư lượng Việt Nam năm 2024 và những năm tiếp theo. Trong thời gian chờ đợi, phía Việt Nam nên liên hệ cơ quan thẩm quyền EU để doanh nghiệp được phép xuất khẩu 2 mặt hàng nêu trên sang thị trường này.
Gỡ khó cho ngành tôm- Ảnh 2.

Gỡ khó cho ngành tôm- Ảnh 3.


 

Chủ đề tương tự

Back
Top