Góp ý Dự thảo Luật Nhà giáo: Đề xuất giáo viên mầm non nghỉ hưu ở tuổi 55

Người Quan Sát

Người nghèo trong vũ trụ !
Tham gia
4/5/24
Bài viết
161,458
Minh Hương - Thứ tư, 19/06/2024 19:43 (GMT+7)

Ngày 19.6, Công đoàn Giáo dục Việt Nam phối hợp với Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam và Hội Cựu Giáo chức Cơ quan Bộ Giáo dục tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Luật Nhà giáo. Hội thảo xoay quanh nhiều vấn đề, trong đó chứng chỉ hành nghề nhà giáo cùng chính sách làm việc, tuổi nghỉ hưu của giáo viên mầm non được quan tâm hơn cả.
Góp ý Dự thảo Luật Nhà giáo: Đề xuất giáo viên mầm non nghỉ hưu ở tuổi 55

Đề xuất giáo viên mầm non nghỉ hưu ở tuổi 55 được nhiều giáo viên trông chờ. Ảnh: Hải Nguyễn.
Cần có quy định rõ ràng về tiêu chuẩn cấp chứng chỉ hành nghề
Tham gia góp ý cho Dự thảo Luật Nhà giáo, PGS.TS Đặng Thị Thanh Huyền - Viện trưởng Viện nghiên cứu Phát triển Quản lý giáo dục Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam cho biết, Dự thảo Luật có 3 điều quy định về chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận nghề nghiệp đối với nhà giáo là nhằm đảm bảo giáo viên có đủ năng lực chuyên môn và đạo đức để giảng dạy, giáo dục và đó cũng là cách để bảo vệ lợi ích của người học.
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Minh Hương.

Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Minh Hương.
Thực tế, việc dạy học tràn lan trong xã hội hiện nay cho thấy ai cũng có thể tự xưng là thầy cô giáo, thậm chí nhiều người không hề có nghiệp vụ vẫn sư phạm vẫn đứng lớp giảng dạy.
PGS.TS Đặng Thị Thanh Huyền đề xuất, các giáo viên, cán bộ quản lý đang thực hiện nhiệm vụ (kể cả công lập và ngoài công lập) đều được cấp chứng chỉ hành nghề nhà giáo mà không cần thi hoặc sát hạch.
Đối với những người không phải giáo viên, cán bộ quản lý tại cơ sở giáo dục cần có đủ các điều kiện cần thiết mới được cấp chứng chỉ hành nghề nhà giáo. Cần có văn bản hướng dẫn cụ thể để việc cấp chứng chỉ hành nghề thể hiện đề cao nhà giáo, tránh phiền hà cũng như thả lỏng việc cấp chứng chỉ hành nghề nhà giáo.
"Để áp dụng chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo một cách hiệu quả, cần quy định rõ ràng về tiêu chuẩn và quy trình cấp chứng chỉ; đào tạo và phát triển chuyên môn liên tục; đánh giá và kiểm tra chất lượng; có chính sách hỗ trợ và khuyến khích; quản lý và giám sát chặt chẽ để đảm bảo việc cấp chứng chỉ hành nghề được thực hiện đúng quy trình, không xảy ra tiêu cực, tham nhũng" - bà Huyền cho hay.
Đề xuất giáo viên mầm non nghỉ hưu ở tuổi 55
Cùng góp ý cho Dự thảo Luật Nhà giáo liên quan đến giáo viên mầm non, đại diện Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Lâm Đồng cho hay, giáo viên bậc mầm non đang chịu áp lực ảnh hưởng đến cuộc sống và hoạt động nghề nghiệp, từ thu nhập đến thời gian làm việc.
Giáo viên thường phải đến sớm, về muộn. Thời gian làm việc kéo dài 9 đến 10 tiếng/ngày. Áp lực nghề, thù lao chưa tương xứng dẫn đến tình trạng bỏ nghề đang diễn ra ở nhiều địa phương. Năm học 2023 - 2024, toàn tỉnh Lâm Đồng thiếu 124 giáo viên chưa kể giáo viên ở các lớp mầm non độc lập, tư thục.
Bên cạnh đó, theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định tuổi nghỉ hưu của giáo viên mầm non là 60 tuổi gây nhiều lo lắng đối với giáo viên mầm non vì đặc thù công việc của giáo viên mầm non. Ở độ tuổi này, họ khó có thể múa, ca hát như lúc trẻ. Và từ 55 tuổi, khả năng thích nghi với cái mới, linh hoạt với những thay đổi của giáo viên mầm non đã giảm nhiều, nhiều phụ huynh thấy giáo viên mầm non lớn tuổi cũng ngần ngại, họ thích cho con học với giáo viên trẻ hơn.
Tại Khoản 1 Điều 46 Dự thảo Luật Nhà giáo có đề xuất tuổi nghỉ hưu của giáo viên mầm non: Giáo viên mầm non được nghỉ hưu khi đủ 55 tuổi và được hưởng các chế độ nghỉ hưu theo quy định của Bộ luật Lao động.
"Hi vọng Luật Nhà giáo sẽ được thông qua, giáo viên mầm non được nghỉ hưu ở tuổi 55 là phù hợp. Đây là độ tuổi phù hợp với công việc, sức khỏe và đáp ứng công việc thực tiễn và là mong muốn của giáo viên, hạn chế tình trạng giáo viên mầm non nghỉ việc'' - đại diện Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Lâm Đồng nhận định.
Ông Nguyễn Ngọc Ân phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Minh Hương.

Ông Nguyễn Ngọc Ân phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Minh Hương.
Phát biểu tại hội thảo, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Ân - Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam - cho hay, việc xây dựng Dự thảo Luật Nhà giáo là sự kiện chính trị không những tác động đối với nhà giáo, ngành giáo dục mà ảnh hưởng tới cả xã hội.
Hội thảo sẽ là kênh thông tin chính thức đến thầy cô giáo làm công tác công đoàn ở nhà trường. Từ đó lan tỏa sự quan trọng, ý nghĩa của Luật khi tác động đến đời sống, việc làm, nghề nghiệp của nhà giáo trên cả nước.
Thông tin về công tác triển khai và những điểm mới của Luật Nhà giáo, ông Đặng Văn Bình - Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết, với sự nghiêm túc, chuẩn bị kĩ lưỡng trong một thời gian dài, tháng 4.2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhất trí trình Quốc hội đưa việc xây dựng Luật Nhà giáo vào Chương trình xây dựng luật năm 2024 của Quốc hội khóa XV.
Một số nội dung khác như chế độ làm việc của nhà giáo; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, chính sách tiền lương, đãi ngộ, tôn vinh đối với nhà giáo; quy định đối với nhà giáo nước ngoài ở Việt Nam và nhóm giáo viên đi học lâu năm ở nước ngoài,...cũng được quan tâm trao đổi, góp ý tại hội thảo.
Các ý kiến tại hội thảo đã được Ban soạn thảo tiếp thu để hoàn thiện dự thảo Luật Nhà giáo.
Bình luận:
Bạn nghĩ gì về nội dung này?
Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.
Gửi bình luận
Cùng chuyên mục
Tin nổi bật

 

Chủ đề tương tự

Back
Top