Hiện trạng cây cầu 120 tuổi ở Hà Nội xuống cấp nghiêm trọng

Người Quan Sát

Người nghèo trong vũ trụ !
Tham gia
4/5/24
Bài viết
161,458
NGỌC THÙY Thứ tư, 10/07/2024 14:25 (GMT+7)

Sau 120 năm đưa vào khai thác vận hành, đến nay, nhiều hạng mục trên cầu Long Biên (Hà Nội) đã xuống cấp nghiêm trọng và gây mất an toàn cho người tham gia giao thông.
Cầu Long Biên được biết là cây cầu huyết mạch, kết nối các tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Lạng Sơn với mạng lưới đường sắt quốc gia.

Cầu Long Biên được biết là cây cầu huyết mạch, kết nối các tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Lạng Sơn với mạng lưới đường sắt quốc gia.
Ngày 10.7, theo ghi nhận của Lao Động, hiện trạng mặt cầu xuất hiện các ổ gà, gây nguy hiểm cho người đi đường.

Ngày 10.7, theo ghi nhận của Lao Động, hiện trạng cây cầu xập xệ.
Cau-Long-Bien-9.jpg

Nhiều miếng bê tông ở vị trí dành cho người đi bộ hai bên thành cầu Long Biên bị vỡ hoặc xô lệch và có nguy cơ sập bất cứ lúc nào.

Mặt đường cầu Long Biên trồi sụt, lồi lõm do tồn tại một số ổ gà.
Lan can cầu phía đường sắt bị rỉ, hao mòn và cong vênh.

Lan can cầu phía đường sắt bị rỉ, hao mòn và cong vênh.
Người dân cho biết, quá trình di chuyển qua cầu gặp nhiều khó khăn do mặt đường không được thảm nhựa đồng bộ, xuất hiện nhiều vết chắp vá sau những lần trùng tu cây cầu.

Người dân cho biết, quá trình di chuyển qua cầu gặp nhiều khó khăn do mặt đường không được thảm nhựa đồng bộ, xuất hiện nhiều vết chắp vá sau những lần trùng tu cây cầu.
Ông Nguyễn Văn Tân (trú tại Hoàn Kiếm) cho biết, cây cầu đã trải qua nhiều lần sửa chữa nhưng không thể khắc phục được tình trạng mấp mô ở mặt cầu. Mặt cầu mấp mô và nhiều vết rạn nứt có thể nhìn rõ lòng sông Hồng.

Ông Nguyễn Văn Tân (trú tại Hoàn Kiếm) cho biết, cây cầu đã trải qua nhiều lần sửa chữa nhưng không thể khắc phục được tình trạng mấp mô ở mặt cầu. Nhiều đoạn mặt cầu mấp mô và rạn nứt có thể nhìn rõ lòng sông Hồng.
Hằng ngày, cây cầu vẫn oằn mình gồng gánh hàng chục nghìn lượt phương tiện, chủ yếu là xe máy và tàu hoả.

Hằng ngày, cây cầu vẫn oằn mình gồng gánh hàng chục nghìn lượt phương tiện, chủ yếu là xe máy và tàu hoả.
“Mỗi khi đi qua tôi có thể cảm nhận rõ rệt sự rung lắc của cây cầu, đặc biệt vào những  hôm thời tiết xấu, có mưa và gió lớn”, bà Đinh Thị Quách (trú tại quận Long Biên) nói.

“Mỗi khi đi qua tôi có thể cảm nhận rõ rệt sự rung lắc của cây cầu, đặc biệt vào những hôm thời tiết xấu, có mưa và gió lớn”, bà Đinh Thị Quách (trú tại quận Long Biên) nói.
Cây cầu cũng bị một số người dân thiếu ý thức tô vẽ và sơn xịt nham nhở.

Cây cầu cũng bị một số người dân thiếu ý thức tô vẽ và sơn xịt nham nhở.
Mới đây, báo cáo Bộ Giao thông Vận tải giải pháp khắc phục các điểm xung yếu, Cục Đường sắt Việt Nam đã đề xuất lập dự án cải tạo, sửa chữa cầu Long Biên (tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng) và cầu Phú Lương (tuyến đường sắt Gia Lâm - Hải Phòng).

Mới đây, báo cáo Bộ Giao thông Vận tải giải pháp khắc phục các điểm xung yếu, Cục Đường sắt Việt Nam đã đề xuất lập dự án cải tạo, sửa chữa cầu Long Biên (tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng) và cầu Phú Lương (tuyến đường sắt Gia Lâm - Hải Phòng). Tổng mức đầu tư dự kiến 425 tỉ đồng, từ nguồn kinh phí đầu tư công giai đoạn 2026 - 2031 để sửa chữa cầu yếu, đảm bảo an toàn công trình, an toàn chạy tàu.
Theo đó, cầu Long Biên sẽ được gia cố hệ dàn chủ, hệ dầm mặt cầu, hệ liên kết dọc dưới đối với hệ dầm Pháp; chống gỉ cho mặt trên mạ thượng, vị trí tiếp giáp đáy tà vẹt trên nhịp T66 đối với hệ dầm T66. Ngoài ra, cây cầu sẽ thay thế một số cấu kiện tại kết cấu chống đỡ, thân trụ phụ bằng thép đã bị gỉ; Gia cố, sửa chữa và chống gỉ kết cấu hệ cọc thép tại các trụ phụ trên cầu.

Theo đó, cầu Long Biên sẽ được gia cố hệ dàn chủ, hệ dầm mặt cầu, hệ liên kết dọc dưới đối với hệ dầm Pháp; chống gỉ cho mặt trên mạ thượng, vị trí tiếp giáp đáy tà vẹt trên nhịp T66 đối với hệ dầm T66. Ngoài ra, cây cầu sẽ thay thế một số cấu kiện tại kết cấu chống đỡ, thân trụ phụ bằng thép đã bị gỉ; Gia cố, sửa chữa và chống gỉ kết cấu hệ cọc thép tại các trụ phụ trên cầu.
Cũng theo Cục Đường sắt Việt Nam, hiện cầu Long Biên đã xuống cấp nghiêm trọng, cần sớm cải tạo sửa chữa để đảm bảo an toàn chạy tàu vì đã khai thác hơn 120 năm. Cầu được xây dựng năm 1899 và hoàn thành năm 1902, với dàn thép dài 1681,52m gồm 19 nhịp. Trải qua hai cuộc chiến tranh, cầu Long Biên chỉ còn lại 9 nhịp ở phía Hà Nội và 3,5 nhịp phía Gia Lâm giữ được kiểu dáng cũ.

Cũng theo Cục Đường sắt Việt Nam, hiện cầu Long Biên đã xuống cấp nghiêm trọng, cần sớm cải tạo sửa chữa để đảm bảo an toàn chạy tàu vì đã khai thác hơn 120 năm. Cầu được xây dựng năm 1899 và hoàn thành năm 1902, với dàn thép dài 1681,52 m gồm 19 nhịp. Trải qua hai cuộc chiến tranh, cầu Long Biên chỉ còn lại 9 nhịp ở phía Hà Nội và 3,5 nhịp phía Gia Lâm giữ được kiểu dáng cũ.
Bình luận:
Bạn nghĩ gì về nội dung này?
Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.
Gửi bình luận

 

Chủ đề tương tự

Back
Top