Hiểu về hơi thở của người mắc tiểu đường để phòng bệnh

Người Quan Sát

Người nghèo trong vũ trụ !
Tham gia
4/5/24
Bài viết
161,458
NGỌC THÙY (THEO INDIANEXPRESS) - Thứ ba, 16/07/2024 22:00 (GMT+7)

Hơi thở của người tiểu đường thường được mô tả là có mùi trái cây hoặc mùi giống như hợp chất hữu cơ, là cách cơ thể phản ứng với lượng glucose dư thừa trong máu.
Hiểu về hơi thở của người mắc tiểu đường để phòng bệnh

Hơi thở của người bệnh tiểu đường thường được mô tả là có mùi trái cây hoặc mùi giống như hợp chất hữu cơ. Ảnh: AI - Ngọc Thùy
Hơi thở đặc trưng của người mắc tiểu đường
Tiến sĩ Jaison Paul Sharma - MBBS, MD (Nội khoa), Bệnh viện Sharma, Garhdiwala (Ấn Độ) - cho biết, đối với nhiều người mắc bệnh tiểu đường, một triệu chứng bất ngờ nhưng dễ nhận biết là hơi thở có mùi đặc trưng, thường được gọi là “hơi thở tiểu đường”.
Trong đó, mùi trái cây, ngọt ngào hoặc thậm chí hơi chua phát ra từ miệng người bệnh và hơi thở có vẻ lạ, nhưng thực tế đây là cách cơ thể báo hiệu lượng đường trong máu hoặc tình trạng tăng đường huyết cực cao.
Tiến sĩ Jaison Paul Sharma giải thích rằng, hơi thở của người tiểu đường thường được mô tả là có mùi trái cây hoặc giống như hợp chất hữu cơ, là cách cơ thể phản ứng với lượng glucose dư thừa trong máu. Cơ thể chúng ta sản xuất insulin và nó giúp xử lý glucose và chuyển hóa thành năng lượng.
Tuy nhiên, Tiến sĩ Jaison Paul Sharma nói thêm rằng, khi cơ thể thiếu insulin nghiêm trọng, cơ thể không thể sử dụng glucose để tạo ra năng lượng. Đây là lúc cơ thể bắt đầu phân hủy chất béo để lấy nhiên liệu, dẫn đến sản xuất ketone (một hợp chất hữu cơ) như một sản phẩm phụ. Những ketone này có thể tích tụ trong máu và được thở ra qua hơi thở, tạo ra mùi đặc trưng.
Khô miệng liên quan như thế nào đến tiểu đường?
Tiến sĩ Ashok Kumar Jhingan - Giám đốc cấp cao Trung tâm Đái tháo đường, Tuyến giáp, Béo phì và Nội tiết, Bệnh viện chuyên khoa BLK-Max Super, Delhi, Ấn Độ - cho biết: “Những người mắc bệnh tiểu đường có thể tiết ít nước bọt hơn và bị khô miệng. Việc này có thể làm giảm khả năng bảo vệ sức khỏe răng miệng và có thể gây hôi miệng”.
Ông Ashok Kumar Jhingan nói thêm, điều này có thể làm tăng lượng glucose trong nước bọt của họ. dẫn đến tăng lượng vi khuẩn trong miệng. Việc không loại bỏ mảng bám răng có thể dẫn đến sâu răng. Những điều này cũng có thể gây ra chứng hôi miệng.
Ông Ashok Kumar Jhingan cho hay, hôi miệng cũng có thể là dấu hiệu của một người mắc bệnh tiểu đường. Nếu cơ thể của một người sản xuất ketone quá nhanh, chúng có thể tích tụ đến mức nguy hiểm. Tiến sĩ Jhingan cho biết, một triệu chứng của DKA (toan ceton - biến chứng cấp tính của bệnh đái tháo đường) là có nồng độ ketone cao trong hơi thở của một người giống như mùi của trái cây chín quá. Điều này có thể gây ra hôi miệng.
“Hơi thở có mùi trái cây là dấu hiệu của nồng độ ketone cao ở người đã bị tiểu đường. Mùi có thể giống mùi táo thối hoặc lê. Những người khác có thể mô tả mùi này giống như mùi acetone hoặc nước tẩy sơn móng tay”, Tiến sĩ Jhingan nói.
Ngoài ra, một số người bị tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh nướu răng cao hơn. Đây chủ yếu là vấn đề của bệnh tiểu đường type1 nhưng cũng có thể xảy ra với bệnh tiểu đường type 2.
Cách kiểm soát các triệu chứng từ hơi thở do tiểu đường
Để tránh tình trạng khẩn cấp và đe dọa tính mạng, Tiến sĩ Sharma khuyên bệnh nhân tiểu đường nên luôn chú ý uống nhiều nước và tránh mất nước. Bạn nên tuân thủ đúng nguyên tắc insulin theo chỉ định của bác sĩ. Và họ nên kiểm tra xem có nhiễm trùng nào không và nhanh chóng điều chỉnh, vì tình trạng kết tủa ketosis (là trạng thái trao đổi chất tự nhiên mà thay vì để carbs (đường) sản sinh năng lượng nuôi dưỡng cơ thể) có thể xảy ra nếu có bất kỳ nhiễm trùng nào trong cơ thể”, Tiến sĩ Sharma kết luận.
Bình luận:
Bạn nghĩ gì về nội dung này?
Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.
Gửi bình luận
Cùng chuyên mục
Tin nổi bật

 

Chủ đề tương tự

Back
Top