Sức khỏe Hồi hộp, đánh trống ngực cảnh báo bệnh gì?

Người Quan Sát

Người nghèo trong vũ trụ !
Tham gia
4/5/24
Bài viết
161,458
Tôi thường xuyên bị hồi hộp, đánh trống ngực, thỉnh thoảng xuất hiện thêm cơn đau tức ngực. Đây có phải là dấu hiệu của bệnh tim? ( Khôi, 25 tuổi, Hà Nội).
Trả lời:
Trong một số trường hợp, đau tức ngực, hồi hộp, đánh trống ngực là dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh lý liên quan đến tim mạch hoặc bệnh lý ở phổi. Tuy nhiên, hầu hết mọi người thường dễ dàng bỏ qua các triệu chứng đơn giản này, chỉ đến khi bệnh chuyển biến nặng mới đi khám và điều trị.
Hồi hộp, đánh trống ngực là biểu hiện sinh lý bình thường khi bạn lo lắng quá mức, tập luyện thể thao gắng sức hoặc sử dụng đồ uống chứa nhiều caffein. Trong những trường hợp này, bạn có thể khắc phục bằng cách nghỉ ngơi, điều chỉnh sinh hoạt và hạn chế chất kích thích (cafe, thuốc lá, bia rượu...).
Nếu cơn đau tức ngực chỉ kéo dài vài giây, ít lặp lại và không kèm theo triệu chứng khác, bạn chỉ cần cân bằng cảm xúc, điều chỉnh lối sống, hạn chế các chất kích thích, rèn luyện thể thao với cường độ vừa phải kết hợp chế độ nghỉ ngơi hợp lý.
Nếu các triệu chứng đau tức ngực, hồi hộp, đánh trống ngực thường xuyên xuất hiện ngay cả khi bạn đang nghỉ ngơi, tâm lý ổn định thì có thể là triệu chứng cảnh báo sớm các bệnh lý liên quan tim mạch hoặc bệnh ở phổi.
Triệu chứng đau tức ngực liên quan đến tim mạch thường xảy ra thường xuyên, đau lan ra cánh tay, lên cổ hoặc sau lưng, kèm theo biểu hiện khó thở, hụt hơi, choáng váng, chóng mặt. Cơn đau càng dữ dội hơn khi làm việc quá sức hoặc căng thẳng.
Các bệnh lý về tim mạch với biểu hiện tức ngực, hồi hộp, khó thở bao gồm: viêm màng ngoài tim, viêm cơ tim, bệnh cơ tim phì đại, bệnh mạch vành, bệnh van tim, bóc tách động mạch chủ, nhồi máu cơ tim cấp (đột quỵ tim). Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh có thể bị biến chứng nghiêm trọng, thậm chí nguy hiểm tính mạng.
Hiện nay, tình trạng đau tức ngực, hồi hộp, đánh trống ngực có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy, bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm. Tuyệt đối không được tự ý uống thuốc khi không có chỉ định.
Cách tốt nhất để kiểm soát và hạn chế biến chứng nguy hiểm liên quan đến tim mạch là khám sức khỏe định kì, theo dõi tình trạng tim mạch trung bình 6 tháng đến 1 năm để kịp thời phát hiện các nguy cơ tiềm tàng.
TS.BS Alain Patrice Lebon
Khoa Tim mạch và Tim mạch can thiệp, Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội

 

Chủ đề tương tự

Back
Top