Kế hoạch mới của EU có thể làm chao đảo thị trường xăng, khí đốt

Người Quan Sát

Người nghèo trong vũ trụ !
Tham gia
4/5/24
Bài viết
161,458
Song Minh - Thứ tư, 29/05/2024 17:24 (GMT+7)

Các nghị sĩ Liên minh châu Âu (EU) thừa nhận, kế hoạch mới của liên minh có thể khiến giá xăng và giá khí đốt tăng cao.
Kế hoạch mới của EU có thể làm chao đảo thị trường xăng, khí đốt

Một trạm xăng dầu hóa lỏng ở Warsaw, Ba Lan. Ảnh: Xinhua
Các nhà lập pháp chủ chốt nói với trang Euractiv rằng kế hoạch định giá carbon mới của Liên minh châu Âu (EU) đối với nhiên liệu đường bộ và nhiên liệu sưởi ấm (ETS2) - dự kiến được áp dụng trên toàn khối vào năm 2027 - có thể dẫn đến giá xăng và giá khí đốt tăng cao hơn so với suy nghĩ ban đầu.
Kể từ năm 2027, EU sẽ bắt đầu định giá lượng khí thải CO2 từ các tòa nhà và giao thông đường bộ, với cơ chế định giá carbon mới, được gọi là Hệ thống giao dịch khí thải 2 (ETS2).
Khi hệ thống này được thống nhất vào năm 2023, các nhà lập pháp EU cam kết giá sẽ vẫn ở mức dưới 45 euro/tấn CO2, nghĩa là phụ phí giá khoảng 10 cent mỗi lít dầu diesel hoặc xăng.
Ông Peter Liese - từng là trưởng đoàn đàm phán của Nghị viện châu Âu về vấn đề này - cho biết, ông không nghĩ mức giá 45 euro có thể được giữ nguyên.
Vì ETS2 dựa trên thị trường, nếu châu Âu kém thành công hơn trong việc giảm dần sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng sử dụng nhiều CO2 thì nhu cầu về tín chỉ carbon sẽ tăng lên và giá tín chỉ carbon sẽ tăng theo.
Khí thải từ các tòa nhà - chủ yếu do hệ thống sưởi ấm gây ra và giao thông đường bộ - chủ yếu do ô tô và xe tải gây ra, hiện đang giảm chậm hơn so với dự báo của Ủy ban châu Âu.
Trong khi đó, các luật bổ sung nhằm giảm lượng khí thải trong các lĩnh vực đó đã bị giảm bớt đáng kể.
Những diễn biến này có thể dẫn đến nhu cầu cao hơn về hạn mức phát thải vào năm 2027 và do đó dẫn đến giá tín chỉ carbon cao hơn.
Tình hình ở Đức đặc biệt khiến ông Liese lo ngại. Trong năm 2023, người Đức lắp đặt 790.000 lò hơi đốt gas mới - nhiều hơn bất kỳ năm nào trong 20 năm trước đó.
Về khí thải giao thông, ông Liese tuyên bố Bộ trưởng Giao thông Đức Volker Wissing “không thực sự làm gì cả” - chỉ ra doanh số bán xe điện giảm (12,2% tổng số xe mới vào tháng 4.2024, so với 14,7% vào tháng 4.2023).
Một trạm xăng ở Berlin, Đức. Ảnh: Xinhua

Một trạm xăng ở Berlin, Đức. Ảnh: Xinhua
Theo ông Liese, việc Đức không đạt được các mục tiêu về khí hậu trong hai lĩnh vực này đồng nghĩa với việc “áp lực lên các tín chỉ carbon khi đó sẽ lớn hơn và giá tăng lên”.
Các nhà lập pháp khác chia sẻ lo ngại rằng mức giá tín chỉ carbon sẽ vượt quá 45 euro/1 tấn CO2. Theo Tiemo Wölken, thành viên nghị viện EU người Đức, các nghiên cứu hiện tại cho thấy giá có thể tăng lên tới 200 euro/1 tấn.
Wölken cho biết, để tránh sự mất cân bằng xã hội, cần có nhiều tiền hơn trong quỹ khí hậu xã hội trị giá 87 tỉ euro của EU, nhằm giảm thiểu tác động của giá tín chỉ carbon mới đối với những người nghèo nhất.
Bình luận:
Bạn nghĩ gì về nội dung này?
Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.
Gửi bình luận
Cùng chuyên mục
Tin nổi bật

 

Chủ đề tương tự

Back
Top