Ý kiến Kẹt xe vì tư duy 'bông tuyết vô tội'

Người Quan Sát

Người nghèo trong vũ trụ !
Tham gia
4/5/24
Bài viết
161,458
Kẹt xe cũng giống như trong cơn sạt lở, mỗi bông tuyết đều nói mình vô tội.
Khi nhìn tấm ảnh giao thông , có nhiều người không khỏi ngán ngẩm trước tình cảnh "tự mình hại mình" trong giao thông ở Việt Nam. Thật ra thì tinh thần "me first" này tồn tại ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng hậu quả đều y chang nhau, đó là ai cũng muốn nhanh nhưng rốt cục là ai cũng thành chậm.
Chuyện "me first" này diễn ra âm thầm và cực kỳ mạnh mẽ trong vấn đề "ở đâu". Trong giao thông, ai cũng lao vào ngã tư với quyết tâm đi cho nhan để rồi lại kẹt cứng ở đấy. Trong việc chọn chỗ ở, ai cũng lao vào mấy khu được cho là "trung tâm" để rồi cùng nhau kẹt cứng ở trong đấy.
Chỉ cần dạo qua một vài trang mạng là các bạn sẽ thấy rất nhiều người mạnh dạn tuyên bố rằng, cần phải ở khu trung tâm thành phố lớn bởi vì ở đấy có điều kiện y tế và giáo dục tốt nhất. Có người còn thích thú tuyên bố rằng, nhờ quyết tâm chen chúc trong nội thành mà vừa rồi .
Khổ nỗi, các 20 phút đấy nó được tạo ra là bởi vì quyết tâm cao độ của những người nhất quyết vây lấy cái bệnh viện tội nghiệp.
Khoảng cách "20 phút" và khoảng cách đo bằng kilomet là hai điều hoàn toàn khác nhau. Với quãng đường thông thoáng thì xe máy có thể đi 10 km trong 20 phút, với xe hơi, đi 20 km là chuyện nhỏ. Còn đường mà không thông thì 20 phút đi được 200 mét đã là thần kỳ.
Đó là chưa kể tới việc quyết tâm chen chúc của nhiều người để chiếm suất "me first" gần bệnh viện lại tạo ra đủ thứ bệnh.
Tình trạng không khí ô nhiễm, bụi mịn cao tới mức báo động diễn ra do xe máy, xe hơi tập trung với cường độ cao, cùng nhau xả khí thải nên bao nhiêu bệnh mang vào người. Nhưng dường như điều này chỉ càng nâng cao quyết tâm "bao vây" cái bệnh viện của những người đã chung tay gây ra bệnh tật.
"Điều kiện giáo dục" là một vấn đề khác nữa. Trong số mấy triệu người chen chúc ở trong nội thành nhỏ xíu kia, liệu có bao nhiều người thi vào được trường công? Ngay đến cả trường mẫu giáo cũng không đủ chỗ cho tuyến công.
Những bài viết về các gia đình trẻ vất vả lo toan ở các thành phố lớn luôn có kèm theo một câu "không có hộ khẩu nên đành phải cho con học trường tư với học phí là mấy triệu đồng một tháng". Vậy thì cái "điều kiện giáo dục" đó nó nằm ở đâu, chứ chắc chắn không nằm ở cái chỗ đông đúc đó.
Vấn đề nan giải nhất của việc "me first" nằm ở chỗ nó luôn đi kèm căn bệnh "bông tuyết". Có một câu trong thành ngữ ở Mỹ là: "Trong một cơn lở tuyết, mỗi bông tuyết đều cho rằng mình không có lỗi".
Chỉ cần nhìn những bình luận dưới tấm hình giao thông "me first" là bạn sẽ gặp rất nhiều những bông tuyết này. Nhiều người kêu rằng, tới ngã tư mà đèn chuyển đỏ, tôi không đi thì xe sau tông vào ngay.
Thật ra thì xe sau tông vào là bởi vì xe sau cho rằng xe trước thế nào cũng sẽ chạy vượt đèn đỏ, cho nên tôi phải chạy theo mới được. Và thế là, ai ai cũng vui vẻ đổ lỗi cho người khác, và cùng nhau tham dự tiết mục trèo vào ngã tư dù không đi ra được.
Di chuyển nơi cư trú vào nội thành cũng vậy, ai đã vào rồi thì cũng sẽ cắm rễ ở đấy, tìm việc, cho con đi học ở trường gần đấy, rồi sẽ phàn nàn rằng không thể chuyển đi ra xa nữa. Vậy thì khi lúc mới vào đời lại không tìm cơ hội ở những nơi ít đông đúc hơn? Câu trả lời cũng có thể tìm ra khi bạn hỏi những người đã "thành công" trong việc di chuyển vào khu trung tâm.
Đó là, nơi đấy có điều kiện y tế giáo dục tốt hơn, nhiều cơ hội hơn, dân đông nên dễ mua bán hơn...
Nó cũng giống như việc, phải vào ngã tư để đi sang đường bên kia, ai cũng vào nên tôi cũng phải vào, để rồi ai cũng kẹt cứng ngắc. Hiệu quả làm việc rơi tòm xuống đáy khi hàng ngày người lao động dành mấy tiếng đồng hồ để lê la trên quãng đường vài km, lượng của cải và dịch vụ được sản xuất ra ít hẳn đi, nhưng đâu ai chịu rằng là do mình gây ra, và vì thế càng nhiều người quyết tâm đi vào cái ngã tư trung tâm thành phố.
Chuyện "me first" rốt cục cũng chỉ là tâm lý đám đông, vốn hết sức thịnh hành ở Việt Nam, và đã lây lan sang rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Đầu cơ đất, mua chung cư cũ, và bây giờ là đều là các biến thể của tâm lý này.
Nó không phải là sự ích kỷ hay sợ mất phần (FOMO), mà là tâm lý sợ hãi sự khác biệt, dù là những sự khác biệt không gây hại.
Đối với mỗi người, chỉ cần giữ đựơc bình tĩnh và không đi theo đám đông thì những "kiếp nạn" này sẽ được giải quyết.
Khanh Huỳnh
>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài .

 

Chủ đề tương tự

Back
Top