Khai thác tối đa giá trị từ sen

Người Quan Sát

Người nghèo trong vũ trụ !
Tham gia
4/5/24
Bài viết
161,458
Đồng Tháp có diện tích trồng sen lớn nhất ĐBSCL. Toàn tỉnh có 1.800ha trồng sen tại các huyện: Tháp Mười, Cao Lãnh, Châu Thành, Tân Hồng, Tam Nông,... Trong đó, huyện Tháp Mười là địa phương có diện tích trồng sen chiếm hơn 30% so với tổng diện tích trồng sen của tỉnh. Năm 2017, Đồng Tháp thực hiện đề án tạo dựng hình ảnh đặc trưng, chọn slogan “Đồng Tháp thuần khiết như hồn sen”, quyết tâm tạo dựng thương hiệu “Đồng Tháp - Đất Sen hồng”. Đề án xây dựng thương hiệu “Đất Sen Hồng”, với biểu tượng vui “Bé Sen”, kiến trúc đô thị sạch và xanh, quy hoạch dựa trên ý tưởng hoa sen, màu xanh thân thiện với môi trường…
sen 1.jpg -0

Sen Đồng Tháp từng bước khẳng định thương hiệu, phát huy giá trị chuỗi ngành hàng sen.

Đến Đồng Tháp, du khách dễ bắt gặp sen và các sản phẩm làm từ sen hiện diện khắp nơi. Có hàng chục điểm du lịch lý tưởng, giúp du khách trải nghiệm cánh đồng sen bao la, ngát hương ở các huyện Tháp Mười, Hồng Ngự, Lấp Vò, Tam Nông,…
Hiện Đồng Tháp có trên 200 sản phẩm chế biến từ sen. Chỉ tính riêng sản phẩm OCOP, đến nay tỉnh Đồng Tháp đã có 59 sản phẩm sen đạt từ 3 sao trở lên, trong đó có 1 sản phẩm đạt chất lượng 5 sao. Cũng từ sen, qua bàn tay tài hoa và quá trình tìm tòi, sáng tạo đã cho ra đời nhiều sản phẩm quà tặng đặc sắc, mang tính nghệ thuật, mỹ thuật tinh tế, nâng tầm giá trị sen Đồng Tháp như: tranh lá sen, lụa tơ sen, trà ướp hoa sen thượng hạng,… Đây là sự nỗ lực rất lớn khi địa phương kỳ công tạo dựng hình ảnh đẹp, khai thác tối đa sản phẩm từ sen.
Từ năm 2022, tỉnh Đồng Tháp bắt đầu tổ chức lễ hội mô cấp tỉnh nhằm tôn vinh giá trị cây sen. Với chủ lễ “Rạng ngời sắc sen”, Lễ hội Sen năm 2024 vừa được tổ chức đã thu hút trên 200.000 lượt khách đến tham quan, mua sắm. Theo Ban tổ chức, doanh thu các hoạt động ước đạt hơn 99 tỷ đồng. Lễ hội Sen lần này không chỉ mang đến những trải nghiệm văn hóa về sen mà còn mở ra nhiều cơ hội kết nối, giao lưu của các doanh nghiệp trong, ngoài nước và những người làm kinh tế về sen. Tại các điểm du lịch, từ nhà hàng quán ăn, nhiều nơi dùng các bộ phận của sen để làm thực phẩm, sản phẩm trang trí, hoặc các điểm du lịch có ao sen để du khách check-in… Tất cả những điều này, giúp hình ảnh của Đồng Tháp luôn gắn liền với sen và tăng thu nhập cho người dân.
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa, lễ hội lần này là một bước tiến mới trên hành trình xây dựng thương hiệu, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, du lịch, đưa sản phẩm sen Đồng Tháp vươn lên tầm cao mới. Đồng Tháp đã công bố lô củ sen đầu tiên xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và đang tiếp tục xúc tiến thương mại sản phẩm sen đến các thị trường: Hàn Quốc, Myanmar, Trung Quốc, Đài Loan để sớm hiện thực hóa giấc mơ đưa Sen hồng vươn ra thế giới. “Thật hiếm có một loài cây nào như sen, vừa thể hiện tính văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng, có sức sống mãnh liệt, thanh cao, thuần khiết và đặc biệt là có giá trị kinh tế. Từ củ, thân, lá, hoa đều có thể sử dụng để làm đẹp cho đời và hữu ích cho người”, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp bày tỏ.
Ông Ngô Đình Dũng, Giám đốc điều hành Công ty Tư vấn giải pháp quản trị tổng thể ISM cho rằng Đồng Tháp cần khai thác tối đa sản phẩm từ sen theo mô hình “kinh tế xanh, tuần hoàn” để chuỗi giá trị ngành hàng sen hội nhập với xu hướng phát triển của ngành sen quốc tế.
sen 2.jpg -0

Ngoài việc xuất khẩu lô hàng củ sen đầu tiên đi Nhật, Đồng Tháp đang xúc tiến thương mại đến các thị trường khác.

GS.TSKH Trần Ngọc Thêm, giảng viên cao cấp Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh) đề xuất nên xây dựng Khu phức hợp sen gồm: viện nghiên cứu, công ty nuôi trồng, chế biến sen; bảo tàng khoa học, văn hóa, 3D về sen; khu trải nghiệm, vui chơi liên quan sen; công ty du lịch chuyên đề sen. Khu phức hợp giúp Đồng Tháp khai thác thế mạnh về sen, tạo bứt phá toàn diện, trở thành thủ phủ sen Việt Nam và thế giới. Với tiềm năng hiện có của chuỗi giá trị sen, Đồng Tháp hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu này.
Theo ông Yun Dae-sik, Giám đốc Trung tâm Hợp tác nghiên cứu và Công nghệ Asean (K-Art), sen được ứng dụng rộng rãi trong ngành thực phẩm, mỹ phẩm của Hàn Quốc. Các sản phẩm chế biến từ sen đa dạng mẫu mã, chủng loại, đáp ứng nhu cầu hằng ngày, phục vụ du lịch. Đặc biệt, doanh nghiệp Hàn phát triển nhiều dòng mỹ phẩm từ sen giá trị kinh tế cao, đáp ứng làm đẹp. Chính phủ khuyến khích nông dân tham gia ngành công nghiệp thứ 6 (nông nghiệp + chế biến + bán hàng), có chính sách hỗ trợ giúp tạo thêm sản phẩm chế biến từ sen, nâng thu nhập.

 

Chủ đề tương tự

Back
Top