Khám phá hang động tuyệt đẹp gắn với chuyện 7 nàng tiên nữ

Người Quan Sát

Người nghèo trong vũ trụ !
Tham gia
4/5/24
Bài viết
161,458
THANH BÌNH - QUANG ĐẠT Thứ sáu, 19/07/2024 18:37 (GMT+7)

Ẩn mình ở vùng biên giới cách TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên khoảng 30km, hang động Pa Thơm có vẻ đẹp hoang sơ gắn với chuyện huyền bí về 7 nàng tiên nữ.
Động Pa Thơm, thuộc xã Pa Thơm, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, gần với biên giới Việt – Lào. Động được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích cấp quốc gia vào năm 2009.

Hang động Pa Thơm, thuộc xã Pa Thơm, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, gần biên giới Việt – Lào được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích cấp quốc gia vào năm 2009.
Hang động Pa Thơm còn được mệnh danh là “Thẩm Nang Lai” (hang nhiều nàng tiên Hoa), động không chỉ sở hữu khung cảnh thiên nhiên tráng lệ mà còn lưu giữ câu chuyện tình yêu đầy cảm động giữa hoàng tử và tiên nữ.

Hang động Pa Thơm còn được mệnh danh là “Thẩm Nang Lai” (hang nhiều nàng tiên Hoa), động không chỉ sở hữu khung cảnh thiên nhiên tráng lệ mà còn lưu giữ câu chuyện tình yêu đầy cảm động giữa hoàng tử và tiên nữ.
ể đặt chân đến cửa động, du khách phải đi bộ vượt qua cung đường dốc dài hơn 300m uốn lượn qua khu rừng nguyên hoang sơ, hùng vĩ cùng bầu không khí trong lành.

Để đặt chân đến cửa động, du khách phải đi bộ vượt qua cung đường dốc dài hơn 300m uốn lượn qua khu rừng hoang sơ, hùng vĩ cùng bầu không khí trong lành.
Động Pa Thơm nằm ở lưng chừng núi, cửa động hình mái vòm cao 12m, rộng 17m. Lối vào động giáp cửa hang là 3 khối đá lớn tạo thành hai lối ra vào.

Cửa động hình mái vòm cao 12m, rộng 17m. Lối vào động giáp cửa hang là 3 khối đá lớn tạo thành hai lối ra vào.
Động có chiều sâu khoảng hơn 350m, 9 vòm lớn nhỏ, chiều ngang có chỗ rộng gần 20m.

Động có chiều sâu khoảng hơn 350m, 9 vòm lớn nhỏ, chiều ngang có chỗ rộng gần 20m.
Bên trong động được tô điểm bởi những nhũ đá lung linh, muôn hình vạn trạng, rủ xuống từ mái trần như những màn thạch nhũ óng ánh.

Bên trong động được tô điểm bởi những nhũ đá lung linh, muôn hình vạn trạng, rủ xuống từ mái trần như những màn thạch nhũ óng ánh.
Đặc biệt bên trong động có rất nhiều loài dơi sống trú ẩn.

Đặc biệt bên trong động có rất nhiều loài dơi trú ẩn.
Do là hang động tự nhiên, chưa có trang bị hệ thống điện thắp sáng nên du khách phải mang theo đèn pin thắp sáng.

Do là hang động tự nhiên, chưa có trang bị hệ thống điện thắp sáng nên du khách phải mang theo đèn pin thắp sáng.
Theo người dân địa phương, động Pa Thơm là nơi lưu giữ câu chuyện tình yêu đầy bi thương giữa tiên nữ xinh đẹp và hoàng tử xứ Mường. Tình yêu của họ mãnh liệt, nhưng vì sự ngăn cách giữa cõi tiên và cõi trần mà họ không thể đến được với nhau.

Theo những người già ở địa phương, thuở xa xưa, có 7 nàng tiên đến ở tại động Pa Thơm và có “thần trăn” bảo vệ cửa hang. Một hôm, 7 nàng tiên xuống tắm tại một con thác gần đó và tình cờ gặp hoàng tử tuấn tú, nàng tiên thứ 7 đem lòng yêu.
Khi hoàng tử đến động để tìm nàng tiên, chàng đã bị “thần trăn” chặn lại và không cho đưa nàng tiên đi. Không cam chịu, hoàng tử đã huy động quân dùng quả ớt cay đến đốt trước cửa hang. Hơi cay nồng khiến “thần trăn” không thể chiến đấu và bị chém thành 3 khúc.

Khi hoàng tử đến động để tìm nàng tiên, chàng đã bị “thần trăn” chặn lại và không cho đưa nàng tiên đi. Không cam chịu, hoàng tử đã huy động quân dùng quả ớt cay đến đốt trước cửa hang.
Hơi cay nồng khiến “thần trăn” không thể chiến đấu và bị chém thành 3 khúc.

Hơi cay nồng khiến “thần trăn” không thể chiến đấu và bị chém thành 3 khúc...
Cách động Pa Thơm không xa, du khách có thể ngắm vẻ đẹp thác Nàng Thơm được nằm ẩn mình giữa núi rừng, gắn liền với bãi tắm của 7 nàng tiên.

Cách động Pa Thơm không xa, du khách có thể ngắm vẻ đẹp thác Nàng Thơm được nằm ẩn mình giữa núi rừng, gắn liền với bãi tắm của 7 nàng tiên.
Đến với Pa Thơm, du khách không chỉ được khám phá vẻ đẹp thiên nhiên mà còn có cơ hội thưởng thức những món ăn đặc sản và trải nghiệm văn hóa độc đáo của các dân tộc thiểu số Lào, Cống, Khơ Mú…

Đến với Pa Thơm, du khách không chỉ được khám phá vẻ đẹp thiên nhiên mà còn có cơ hội thưởng thức những món ăn đặc sản và trải nghiệm văn hóa độc đáo của các dân tộc thiểu số Lào, Cống, Khơ Mú…
Chiều 19.7, trao đổi với phóng viên báo Lao Động, bà Vì Thị Dung – Phó Chủ tịch UBND xã Pa Thơm cho biết, chính quyền địa phương luôn chú trọng bảo vệ di tích, ngăn chặn mọi hành vi xâm hại đến động Pa Thơm.
Để thuận tiện cho du khách tham quan, xã đã thành lập tổ bảo vệ di tích, thường xuyên dọn dẹp vệ sinh, phát quang bụi rậm dọc lối lên động, đồng thời sẵn sàng hướng dẫn và hỗ trợ du khách khi cần thiết.
“UBND tỉnh Điện Biên, Sở VHTTDL và UBND huyện Điện Biên đã có kế hoạch thúc đẩy phát triển công tác bảo tồn văn hóa truyền thống, du lịch gắn với phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên đến nay trên địa bàn xã Pa Thơm vẫn chưa có đề án riêng về phát triển du lịch, tu bổ, tôn tạo và khai thác có hiệu quả di tích cấp quốc gia động Pa Thơm. Do vậy, trung bình mỗi năm, động Pa Thơm chỉ đón khoảng 1.000 lượt du khách đến tham quan” - bà Dung nói.
Bình luận:
Bạn nghĩ gì về nội dung này?
Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.
Gửi bình luận

 

Chủ đề tương tự

Back
Top