Khó khăn công tác dạy nghề ở vùng biên Đắk Nông

Người Quan Sát

Người nghèo trong vũ trụ !
Tham gia
4/5/24
Bài viết
161,458
PHAN TUẤN - Chủ nhật, 21/07/2024 19:55 (GMT+7)

Đắk Nông - Hiện nay, công tác dạy nghề ở huyện Đắk Song đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, từ thiếu thốn cơ sở vật chất cho đến đội ngũ giáo viên.
Khó khăn công tác dạy nghề ở vùng biên Đắk Nông

Điều kiện dạy nghề của giáo viên Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Đắk Song đang gặp phải nhiều khó khăn. Ảnh: Phan Tuấn
Hiện nay, số lượng giáo viên ít ỏi của trung tâm vẫn hàng ngày mong mỏi nhận được sự quan tâm kịp thời của các cấp chính quyền để tạo động lực cố gắng phấn đấu, bám trụ với nghề.
Hiện nay, ngoài thiếu thốn về cơ sở vật chất, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Đắk Song đang gặp khó cả về mặt con người, khi thiếu nhân lực giáo viên dạy nghề. Ảnh: Phan Tuấn

Hiện nay, ngoài thiếu thốn về cơ sở vật chất, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Đắk Song đang gặp khó cả về mặt con người, khi thiếu nhân lực giáo viên dạy nghề. Ảnh: Phan Tuấn
Dạy học trong những ngôi nhà tạm bợ
Đi vào hoạt động đã gần hai thập kỷ, thế nhưng, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Đắk Song hàng ngày vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn.
Ông Nguyễn Văn Quốc - Giáo viên Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Đắk Song - cho biết, tình trạng nổi bật nhất của trung tâm là thiếu cơ sở vật chất và thiếu giáo viên.
“Trung tâm có tổng 4 phòng học. Trong đó, có 1 phòng dành cho bộ môn tin học và 3 phòng phục vụ công tác giảng dạy. Với số lượng phòng như vậy, chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn trong việc sắp xếp các lớp học. Hiện tại, học sinh phổ thông và học viên học nghề đang phải học luân phiên nhau” - ông Quốc chia sẻ.
Theo ông Quốc, do trung tâm sử dụng lại cơ sở vật chất của một trường mầm non nên các phòng học khá nhỏ, bàn ghế không đồng bộ. Với các lớp đông học viên, không gian học tập càng bị thu hẹp, gây khó khăn cho quá trình học tập.
Ngoài phòng học, phòng giáo vụ của trung tâm cũng được dựng tạm bợ bằng những tấm tôn. Giữa phòng là đôi ba chiếc bàn đã cũ để giáo viên vừa làm việc vừa nghỉ ngơi. “Vào những ngày mưa lớn kèm gió to, chúng tôi không ngồi được trong phòng này vì nước tạt ướt cả mảng” - ông Quốc bày tỏ.
Bên cạnh cơ sở vật chất thiếu thốn, không có giáo viên cơ hữu dạy nghề cũng là vấn đề nan giải của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Đắk Song đang phải đối mặt.
“Trung tâm phải liên kết với các trường trung cấp, cao đẳng nghề trên địa bàn nhằm thực hiện công tác giảng dạy. Tuy nhiên, với những nghề “hot” được nhiều học viên đăng ký như làm đẹp, trang điểm, nấu ăn... chúng tôi lại khó có thể tìm được giáo viên giảng dạy” - ông Quốc chia sẻ thêm.
Người làm công tác dạy nghề ở huyện Đắk Song đã vượt lên khó khăn để thực hiện tốt công tác đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương. Ảnh: Phan Tuấn

Người làm công tác dạy nghề ở huyện Đắk Song đã vượt lên khó khăn để thực hiện tốt công tác đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương. Ảnh: Phan Tuấn
Nỗ lực vượt khó, đồng hành cùng học viên
Vượt lên những khó khăn, tập thể cán bộ, giáo viên của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Đắk Song vẫn rất nhiệt huyết trong công việc.
Làm giáo viên ở trung tâm được 2 năm, bà Hoàng Thị Việt Trinh cho biết, bản thân gặp khá nhiều gian khó nhưng vẫn quyết tâm đồng hành cùng học viên.
“Dạy nghề ở địa phương, mỗi khi có lớp chúng tôi phải xuống tận nơi làm công tác quản lí, điểm danh, đốc thúc học viên đi học đầy đủ. Quãng đường di chuyển tới từng địa phương cũng khá xa, đường xấu, gặp trời mưa đi lại khó khăn lắm, bùn đất lầy lội như ruộng cày.
Hơn nữa, nhiều người đồng bào dân tộc thiểu số họ không biết viết, không biết tiếng phổ thông nên việc truyền tải bài học gặp nhiều rào cản. Tuy nhiên, học viên rất chủ động sắp xếp thời gian tới học. Đó là niềm động viên để tôi hoàn thành tốt công việc” - bà Trinh cho biết thêm.
Giảng dạy ở khu vực biên giới khó khăn lại phải kiêm nhiệm nhiều công việc, bà Nguyễn Thị Mỹ Hằng - Tổ trưởng Tổ Tự nhiên - Nghề nghiệp - có đôi chút chạnh lòng khi chế độ đãi ngộ của mình cũng như các đồng nghiệp chưa được quan tâm.
"Chúng tôi phải phụ trách tuyển sinh các lớp học viên ở địa phương, làm công tác quản lý lớp trong khi vẫn phải bảo đảm công tác giảng dạy cho học sinh phổ thông. Thế nhưng, chế độ đãi ngộ của các thầy cô còn khá thấp. Đây là điều thiệt thòi đối với đội ngũ giáo viên chúng tôi” - bà Hằng bày tỏ.
Bà Hằng cùng các đồng nghiệp đều mong mỏi, trong tương lai, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Đắk Song sẽ nhận được sự quan tâm đúng mức, cải thiện cơ sở vật chất, bổ sung đội ngũ giáo viên cũng như nâng cao chế độ phụ cấp cho những người làm công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực lao động.
Bình luận:
Bạn nghĩ gì về nội dung này?
Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.
Gửi bình luận
Cùng chuyên mục
Tin nổi bật

 

Chủ đề tương tự

Back
Top