Kỳ lạ chiến thuật sử dụng hai máy bay "cõng nhau" của Đức Quốc xã

Người Quan Sát

Người nghèo trong vũ trụ !
Tham gia
4/5/24
Bài viết
161,458
Trong những tháng cuối cùng của Thế chiến 2, Đức Quốc xã đã thực hiện các cuộc tấn công bằng cách sử dụng máy bay chiến đấu có người lái mang theo máy bay ném bom không người lái chứa đầy thuốc nổ. Loại vũ khí không đối đất kỳ lạ này được gọi là máy bay hỗn hợp Mistel, nó đã được sử dụng thành công trong chiến đấu và gây ra bất ngờ cho các lực lượng Đồng minh.
Đến năm 1942, các nhà hoạch định chiến lược của Đức đã nhận thấy rõ ràng rằng, tiến trình của cuộc chiến không có lợi cho họ và đã bắt đầu nhiều nỗ lực khác nhau để phát triển các loại vũ khí mới nhằm ngăn chặn bước tiến của quân Đồng minh.
Kỳ lạ chiến thuật sử dụng hai máy bay cõng nhau của Đức Quốc xã- Ảnh 1.

Dự án mới được gọi là Mistel (tiếng Đức có nghĩa là "cây tầm gửi", một loại cây ký sinh). Thành phần hỗn hợp này bao gồm một máy bay điều khiển có người lái nhỏ được gắn phía trên một máy bay không người lái lớn mang thuốc nổ.
Máy bay ném bom Junkers Ju 88 là phương tiện phổ biến nhất được sử dụng để cải tiến thành máy bay không người lái, do chiếc máy bay này không còn đủ khả năng đối đầu với các máy bay của quân Đồng minh. Toàn bộ khoang phi hành đoàn nằm ở mũi máy bay được thiết kế lại để có thể chứa đầy một lượng lớn thuốc nổ. Thành phần trên của Mistel là một máy bay chiến đấu có người điều khiển, được nối với chiếc Ju 88 bằng các thanh chống.
Mistel được điều khiển bởi một phi công trên máy bay chiến đấu, sau khi đến vị trí được xác định, máy bay ném bom không người lái được thả ra để lao vào mục tiêu và phát nổ, còn chiếc máy bay chiến đấu có thể quay trở lại căn cứ. Chiếc máy bay hỗn hợp đầu tiên như vậy đã bay vào tháng 7/1943 và nhiệm vụ bay thử nghiệm được giao cho Phi đội chiến đấu KG 200.
Kỳ lạ chiến thuật sử dụng hai máy bay cõng nhau của Đức Quốc xã- Ảnh 2.

Thiết kế và phát triển
Các thí nghiệm ban đầu của Đức Quốc xã liên quan đến máy bay hỗn hợp, đã được thực hiện với máy bay chở quân DFS 230 làm thành phần bên dưới và máy bay Focke-Wulf Fw 56 hoặc Messerschmitt Bf 109E làm thành phần bên trên, nhằm cố gắng giúp thiết bị này bay xa hơn.
Sau đó, kỹ thuật tạo ra Mistel ngày càng trở nên tinh vi hơn và thành phần máy bay không người lái (thường là máy bay mới thay vì những khung máy bay dư thừa như Ju 88) được lắp đầu đạn chuyên dụng nặng 1.800 kg. Giai đoạn cuối cùng của quá trình phát triển Mistel là sử dụng các máy bay ném bom phản lực chuyên dụng, bao gồm cả những chiến đấu cơ hiện đại như Me 262, Ju 287 và Ar 234. Tuy nhiên, không có một kế hoạch đầy tham vọng nào trong số này, ngoại trừ Me 262 Mistel, rời khỏi bản vẽ trước khi chiến tranh kết thúc.
Mistel thực chất là một khối thuốc nổ định hình nặng gần hai tấn (trọng lượng của phần dưới) được bọc trong thân một chiếc máy bay. Việc sử dụng khối nổ định hình được kỳ vọng sẽ cho phép xuyên thủng tới bảy mét bê tông cốt thép.
Kỳ lạ chiến thuật sử dụng hai máy bay cõng nhau của Đức Quốc xã- Ảnh 3.

Lịch sử hoạt động
Khoảng 250 chiếc Mistel với nhiều sự kết hợp từ các khung thân máy bay khác nhau đã được chế tạo trong chiến tranh, nhưng chúng chỉ đạt được thành công hạn chế. Lần đầu tiên chúng được sử dụng trong chiến đấu là để chống lại hạm đội của Đồng minh trong trận Normandy, nhằm phá hủy bến cảng do quân Anh chiếm giữ tại Courseulles-sủ-Mer.
Chiếc máy bay Mosquito của Không quân Hoàng gia Anh do phi công Walter Dinsdlade lái, đã bắn hạ chiếc Mistel đầu tiên trên bầu trời Normandy, khiến nó rơi xuống phía sau phòng tuyến của Đức Quốc xã và gây ra một vụ nổ lớn. Phi công Walter Dinsdlade mô tả chiếc Mistel được tạo thành từ Bf 109 và Ju 88 là sự kết hợp cứng nhắc và dễ bắn hạ.
Kỳ lạ chiến thuật sử dụng hai máy bay cõng nhau của Đức Quốc xã- Ảnh 4.

Trong khi các phi công Mistel tuyên bố đã bắn trúng nhiều mục tiêu, thì lực lượng Đồng minh lại phủ nhận kết quả trên. Thành tích đang chú ý nhất của Mistel là vụ tấn công tàu HMS Nith, một khinh hạm lớp River được sử dụng làm sở chỉ huy nổi, vụ tấn công đã khiến 9 người đã thiệt mạng, 26 người bị thương và Nith đã được kéo trở lại Anh để sửa chữa.
Là một phần của Chiến dịch Iron Hammer vào cuối năm 1943 và đầu năm 1944, Mistel được chọn để thực hiện các cuộc đột kích quan trọng vào những cơ sở sản xuất vũ khí của Liên Xô - cụ thể là các nhà máy điện phát điện xung quanh Moskva và Gorky. Tuy nhiên, trước khi kế hoạch có thể được thực hiện, Hồng quân Liên Xô đã tiến vào Đức và họ quyết định sử dụng Mistel để chống lại lực lượng Liên Xô đang tiến quân tại Küstrin. Vào ngày 12/4/1945, Mistel đã tấn công các cây cầu đang được Liên Xô thiết lập để vượt sông, nhưng thiệt hại gây ra là không đáng kể và chỉ làm chậm bước tiến của Liên Xô trong một, hai ngày. Các cuộc tấn công Mistel tiếp theo vào các cây cầu khác được trên sông Oder cũng không hiệu quả.
Kỳ lạ chiến thuật sử dụng hai máy bay cõng nhau của Đức Quốc xã- Ảnh 5.

Những chiếc Mistel còn sót lại
Một chiếc Focke-Wulf Fw 190 ( Số hiệu Werk 733682), được bảo quản tại Bảo tàng Không quân Hoàng gia Cosford, là một phần của hệ thống Mistel. Đây là một trong bốn chiếc Mistel bị lực lượng Anh thu giữ tại Tirstrup ở Đan Mạch vào năm 1945.
Mistel trở thành tài sản của Bảo tàng Không quân Hoàng gia Anh (RAF) vào năm 1998, khi quyền sở hữu của nó được chuyển từ Bộ Quốc phòng Vương quốc Anh. Nó được trưng bày tại Bảo tàng RAF Cosford từ năm 2013, trước đó được trưng bày tại Bảo tàng Chiến tranh Hoàng gia.

 

Chủ đề tương tự

Back
Top