Thế giới Lính Nga biến xe tăng T-72 thành thiết giáp mai rùa chở quân

Người Quan Sát

Người nghèo trong vũ trụ !
Tham gia
4/5/24
Bài viết
161,458
Lính Nga tháo bỏ tháp pháo của xe tăng T-72, hàn các tấm thép lên khung thân để biến nó thành thiết giáp chở quân hạng nặng kiểu "mai rùa".
Kênh Zvezda của Bộ Quốc phòng Nga ngày 28/5 công bố video cho thấy lính kỹ thuật Nga hàn các tấm kim loại và lưới thép lên thân xe tăng T-72 để chế tạo thiết giáp chở quân hạng nặng kiểu "mai rùa".
"Pháo chính của xe bị hỏng trong giao tranh, song thân xe vẫn còn tốt. Kỹ thuật viên tháo bỏ tháp pháo và hàn các tấm thép, biến nó thành thiết giáp có thể vận chuyển bộ binh", Zvezda đưa tin.
Giáp "mai rùa" là loại giáp tự chế thô sơ của Nga trên chiến trường Ukraine, bằng cách gắn các tấm tôn, thép bao bọc xung quanh thân xe tăng, thiết giáp để đối phó với drone tự sát. Xe tăng gắn giáp mai rùa Nga xuất hiện lần đầu trên chiến trường hồi tháng 4, sau đó nhanh chóng phổ biến trong xung đột với biệt danh được lính Nga đặt là "Tsar Mangal".
Lính Nga biến xe tăng hỏng thành thiết giáp mai rùa chở quân

Quân nhân Nga biến xe tăng hỏng pháo thành thiết giáp mai rùa chở quân ngày 28/5. Video: Zvezda
"Lớp giáp kim loại kiểu này giúp bảo vệ xe tăng trước đòn tấn công của máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (drone FPV), vốn đã trở thành mối đe dọa nghiêm trọng cho phương tiện chiến đấu bọc thép trên chiến trường hiện đại", Zvezda cho biết.
Việc biến xe tăng thành thiết giáp chở quân không phải là điều mới mẻ. Trong Thế chiến II, nhiều xe tăng được biến thành thiết giáp chở quân. Israel cũng từng tận dụng khung thân của xe tăng đã cũ để chế tạo xe chiến đấu bộ binh.
Giới chuyên gia phương Tây cho rằng Nga có thể cân nhắc lắp giáp mai rùa cho thiết giáp bánh lốp BTR, thiết giáp bánh xích BMP và xe bánh xích MT-LB. Họ nhận định quân đội trong thời điểm hiện tại "đã gắn bó chặt chẽ với khái niệm xe tăng mai rùa".
Xe tăng với giáp mai rùa thường được lắp thêm bộ cày mìn và dẫn đầu mũi tiến công của bộ binh cơ giới Nga. Khi làm nhiệm vụ phá bom mìn, xe tăng thường đi chậm và dễ trở thành mục tiêu của drone đối phương.
Giáp mai rùa làm giảm tầm nhìn của kíp lái, tính cơ động của xe và khả năng quay của tháp pháo, song lính Nga dường như hài lòng với lớp bảo vệ bổ sung này. Tuy nhiên, khi lính Ukraine nhận được ngày càng nhiều đạn pháo, tên lửa chống tăng do phương Tây viện trợ, giáp mai rùa có thể trở nên kém hiệu quả, thậm chí cản trở khả năng thoát thân của kíp lái.
Nguyễn Tiến (Theo Zvezda, TWZ, AFP)

 

Chủ đề tương tự

Back
Top