Luật sư của ông Trịnh Văn Quyết: Hơn 30.000 bị hại có thực sự bị thiệt hại?

Người Quan Sát

Người nghèo trong vũ trụ !
Tham gia
4/5/24
Bài viết
161,458
Chiều 26.7, phiên tòa xét xử cựu Chủ tịch Công ty CP Tập đoàn FLC (Tập đoàn FLC) Trịnh Văn Quyết và đồng phạm tiếp tục làm việc. Sau khi đại diện viện kiểm sát đề nghị mức án, luật sư bào chữa cho các bị cáo tham gia tranh luận.
Luật sư của ông Trịnh Văn Quyết: Hơn 30.000 bị hại có thực sự bị thiệt hại?- Ảnh 1.

Cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết
PHÚC BÌNH

Luật sư đề nghị xem lại số tiền "thu lợi bất chính"

Vụ án này, ông Trịnh Văn Quyết bị đề nghị mức án cao nhất: 5 - 6 năm tù về tội thao túng thị trường chứng khoán, 19 - 20 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tổng hợp hình phạt từ 24 - 26 năm tù. Cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC có 4 luật sư đăng ký bào chữa.
Đối với tội danh thao túng thị trường chứng khoán và bị cáo buộc thu lợi bất chính hơn 684 tỉ đồng, luật sư Trần Nam Long, người bào chữa cho bị cáo Trịnh Văn Quyết, cho rằng mục đích chính của thân chủ khi sai phạm "không phải là tiền".
Chứng minh cho lập luật trên, luật sư nói doanh nghiệp mà có cổ phiếu niêm yết thanh khoản cao, giá trị lớn thì hình ảnh và uy tín sẽ được nâng cao, tạo lợi thế kinh doanh. Nếu xét cả quá trình trước và sau giai đoạn bị cáo buộc là thao túng, ông Quyết "có thể không thu lợi mà còn bị lỗ", vì phải bỏ tiền trong thời gian dài để duy trì thanh khoản.
Liên quan đến số tiền thu lợi bất chính, luật sư nói cần xem xét lại, bởi đặc thù của hành vi thao túng thị trường chứng khoán là việc mua bán cổ phiếu diễn ra liên tục, dòng tiền liên tục luân chuyển trong tài khoản chứng khoán, khó phân tách.
Hơn thế, chỉ khi người phạm tội rút tiền ra khỏi tài khoản chứng khoán để sử dụng cho mục đích khác thì mới coi là đã thực sự thu lợi. Trường hợp ông Trịnh Văn Quyết, cho đến thời điểm bị bắt, phần lớn cổ phiếu vẫn nằm trong tài khoản, hiện bị phong tỏa.
Luật sư còn viện dẫn việc thân chủ không bán cổ phiếu ROS khi giá đạt đỉnh hơn 200.000 đồng mà thực hiện khi giá chỉ còn khoảng 2.000 đồng. Công ty Faros cũng là doanh nghiệp thực sự có hoạt động kinh doanh, doanh thu ngàn tỉ, với hơn 1.000 nhân sự.
Luật sư của ông Trịnh Văn Quyết: Hơn 30.000 bị hại có thực sự bị thiệt hại?- Ảnh 2.

Các bị cáo trong vụ án
PHÚC BÌNH

Bị hại có thực sự thiệt hại?

Đối với tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản, viện kiểm sát xác định có hơn 30.000 nhà đầu tư là bị hại, với số tiền bị chiếm đoạt hơn 3.600 tỉ đồng.
Tuy nhiên, theo luật sư Vũ Đặng Hải Yến, một người bào chữa khác của bị cáo Trịnh Văn Quyết, cho rằng chỉ có 133 người mua cổ phiếu ROS ban đầu và hiện chưa bán mới đáp ứng các tiêu chí về bị hại. Ngược lại, những người dù mua cổ phiếu này nhưng đã bán thì không thể được coi là bị hại.
Vị luật sư dẫn kết quả tra cứu ngẫu nhiên cho thấy có 5 trường hợp bị hại đã bán cổ phiếu ROS và lãi hàng trăm triệu đồng. Điều này đặt ra khả năng trong số hơn 30.000 nhà đầu tư được xác định là bị hại, nhiều người có thể có lãi.
Phân tích cho quan điểm bào chữa, nữ luật sư nói, sau khi cổ phiếu ROS được niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE và bán lần đầu tới tay nhà đầu tư thì liên tục tăng giá. Vì thế, những nhà đầu tư mua cổ phiếu ROS lần đầu sau đó bán trong giai đoạn tăng giá đều có lãi, đồng nghĩa không thể coi là bị hại.
Từ căn cứ đưa ra, luật sư đề nghị hội đồng xét xử chỉ công nhận tư cách bị hại đối với 133 nhà đầu tư, với số tiền thiệt hại thực tế hơn 2,2 tỉ đồng. Đến nay, ông Trịnh Văn Quyết đã hoàn thành nghĩa vụ bồi thường.
Về số tiền hơn 3.600 tỉ đồng bị cáo buộc chiếm đoạt, theo luật sư, đây chỉ là khoản "hưởng lợi không ngay tình".
Đáng chú ý, luật sư của cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC đề cập tới vụ án liên quan Tập đoàn Tân Hoàng Minh cũng được TAND TP.Hà Nội xét xử vào hồi tháng 3 vừa qua, cho rằng thân chủ của mình cũng nên được áp dụng chính sách khoan hồng đặc biệt như cha con Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng.

Gia đình bị cáo Trịnh Văn Quyết muốn nộp thêm tiền?

Cùng tham gia bào chữa cho cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết, luật sư Lê Ngọc Hà thông tin có 88 bị hại sau khi nhận đủ tiền bồi thường đã có đơn xin giảm nhẹ cho thân chủ và các bị cáo khác.
Cạnh đó, một số địa phương cũng có công văn ghi nhận các dự án do ông Trịnh Văn Quyết và công ty của bị cáo thực hiện đã góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, qua đó xin giảm án cho bị cáo.
Một luật sư khác là Phạm Đức Giang, cho hay anh vợ của cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC có nguyện vọng nộp thêm 15 tỉ đồng để khắc phục hậu quả cho bị cáo, do đó mong muốn hội đồng xét xử ghi nhận nỗ lực này.

 

Chủ đề tương tự

Back
Top