Lương tối thiểu vùng tăng nhưng giá không tăng mới có giá trị

Người Quan Sát

Người nghèo trong vũ trụ !
Tham gia
4/5/24
Bài viết
161,458
Linh Nguyên - Chủ nhật, 07/07/2024 06:00 (GMT+7)

“Tôi vẫn đang cố gắng đi làm đều để lấy tiền thưởng còn về thăm nhà vì từ Tết đến giờ chưa về lần nào. Lương tối thiểu vùng tăng cũng tốt nhưng các cơ quan chức năng phải có biện pháp để làm sao để giá cả không tăng theo” - chị Mai Thị Oanh - công nhân một công ty linh kiện điện tử tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long bắt đầu câu chuyện với chúng tôi như vậy.
Lương tối thiểu vùng tăng nhưng giá không tăng mới có giá trị

Công nhân lao động mong tăng lương nhưng giá cả không tăng theo. Ảnh: Hải Nguyễn
Tranh thủ làm đủ công lúc công ty có nhiều việc
Chị Mai Thị Oanh, quê ở Hà Trung, Thanh Hóa. Sau những năm tháng làm công nhân ở Bình Dương, Đồng Nai, chị chọn Hà Nội để tiếp tục làm việc và đã làm được 3 năm. Lương cơ bản của chị là 5.440.000 đồng. Chị Oanh cho biết, theo quyết định mới nhất của công ty, từ ngày 1.7.2024 lương cơ bản của chị được tăng thành 5.720.000 đồng.
Chị Oanh nói: Việc tăng lương cơ bản của tôi cũng như toàn thể công nhân viên của công ty đã có quyết định. Theo tôi đây là thực hiện tăng lương theo quyết định của Nhà nước và chắc chắn là lương cơ bản của tôi được tăng thêm 280.000 đồng so với trước đây. Số tiền tăng không nhiều nhưng được đồng nào hay đồng ấy và động viên chúng tôi rất lớn.
Ngoài lương cơ bản là 5.720.000 đồng (kể từ ngày 1.7.2024), chị Oanh cũng các công nhân trong công ty còn có 300.000 đồng/tháng tiền chuyên cần. Ai làm tăng ca thì có thêm một khoản đáng kể nữa. Đó là chưa kể, hiện do đơn hàng nhiều nên công ty còn thưởng cho những người đi làm đủ ngày công trong tháng. Vì vậy, chị Oanh cố gắng tập trung làm việc để lấy thưởng, “sau đợt này sẽ về thăm nhà, từ Tết đến giờ tôi chưa về quê lần nào” - chị Oanh tâm sự. Với việc được tăng thêm 280.000 đồng lương cơ bản, cộng với các khoản chuyên cần, thưởng tháng, làm ca, tổng thu nhập của chị Oanh khoảng gần 8.000.000 đồng. Chị Oanh cho biết việc thưởng đi làm đủ ngày công công ty chỉ thực hiện khi đơn hàng nhiều, mỗi năm chỉ có 1 - 2 đợt như vậy nên chị Oanh xác định đi làm đủ.
Tuy nhiên điều mà chị Oanh cũng như nhiều công nhân lo ngại là giá cả và chi phí sinh hoạt sẽ tăng hơn cả mức lương tăng. Với chị Oanh, một thân một mình thì dễ tiết kiệm tiền chợ hơn là những công nhân đã lập gia đình. Hơn thế, chị Oanh được gia đình thường gửi thực phẩm, rau xanh từ quê ra nên cũng tiết kiệm được tiền. Hỏi nghĩ thế nào về mức 280.000 đồng được tăng, chị Oanh bảo, “với công nhân chúng tôi thì thêm được đồng nào hay đồng ấy”.
Với anh Trần Thanh Quang, công nhân đến từ Thái Bình thì việc tăng lương tối thiểu vùng là sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, Nhà nước đối với công nhân. "Dù nhiều dù ít thì chúng tôi cũng thấy ấm lòng vì được quan tâm, chia sẻ. Chỉ có điều mong rằng thực phẩm, điện, nước không tăng theo để số tiền tăng đó có giá trị. Nam giới như tôi, tự đi chợ, tự cơm nước rất ngại mặc cả nên người bán nói bao nhiêu sẽ mua bấy nhiêu" - anh Quang nói.
Thực tế cho thấy, không ít các doanh nghiệp đã trả lương cho người lao động cao hơn mức quy định. Trường hợp sau khi tăng lương tối thiểu vùng từ 1.7.2024 mà lương thỏa thuận trong hợp đồng của người lao động đang bằng hoặc cao hơn mức lương tối thiểu đã tăng thì công ty không bắt buộc phải điều chỉnh lại tăng lương, lúc này người lao động sẽ được tăng lương chế độ tăng lương theo hợp đồng lao động (nếu có).
Tại Công ty TNHH Điện tử Meiko Việt Nam (Khu công nghiệp Thạch Thất, Quốc Oai, Hà Nội) công nhân lao động của công ty đã được tăng lương từ ngày 1.1.2024 - mức lương cao hơn mức quy định lương tối thiểu vùng của Nhà nước. Theo ông Phan Thanh Hải - Chủ tịch Công đoàn công ty, việc tăng lương cơ bản cho công nhân lao động từ đầu năm 2024 thể hiện sự quan tâm, chia sẻ của lãnh đạo, công đoàn công ty đối với người lao động, để họ bớt khó khăn và yên tâm làm việc.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Đình Thắng - Ủy viên Ban chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Chủ tịch Công đoàn Các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội cho biết, Công đoàn Các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội sẽ chỉ đạo các Công đoàn cơ sở rà soát, nắm bắt tình hình điều chỉnh lương tối thiểu vùng tại các đơn vị.
Cũng có thể thấy, khi doanh nghiệp khó khăn, Công đoàn và người lao động đã đồng hành với doanh nghiệp vượt qua khoảng thời gian tình hình sản xuất không được ổn định. Còn khi đơn hàng đã có đều, việc sản xuất kinh doanh phát triển thì doanh nghiệp sẽ lại chia sẻ với người lao động - tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp.
Lần thứ 2 lương tối thiểu vùng tăng vào đầu tháng 7
Đây là lần thứ hai trong 4 năm lương tối thiểu vùng tăng vào đầu tháng 7, sau kỳ điều chỉnh ngày 1.7.2022 do ảnh hưởng của COVID-19; còn hơn 10 năm qua, lương tối thiểu vùng thường tăng vào ngày 1.1.
Nghị định 74/2024 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có hiệu lực từ ngày 1.7.2024. Theo đó, lương tối thiểu vùng tăng thêm 6%. Nghị định quy định cả lương tối thiểu tháng và lương tối thiểu giờ. Lương tối thiểu là lương thấp nhất, cơ sở để người sử dụng lao động thỏa thuận và trả lương đối với người lao động. Đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tuần, ngày, sản phẩm, lương khoán, mức lương quy đổi theo tháng hoặc theo giờ không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng hoặc mức lương tối thiểu giờ. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng phân lại địa bàn lương tối thiểu vùng 1, 2, 3 và 4 theo điều kiện thực tế. Các công việc, chức danh trong điều kiện đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc, chức danh tương đương.
Người sử dụng lao động có trách nhiệm rà soát các chế độ trả lương trong hợp đồng thỏa thuận với lao động, thỏa ước tập thể để điều chỉnh cho phù hợp; tiếp tục trả lương đã thỏa thuận, cam kết mà có lợi hơn cho lao động, như cao hơn 7% lương tối thiểu với người làm công việc hoặc chức danh qua đào tạo nghề, 5% với người làm việc trong điều kiện nặng nhọc, nguy hiểm. Chủ sử dụng không được bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương với người làm thêm giờ, làm việc ban đêm, bồi dưỡng bằng hiện vật và các chế độ khác.
Thực tế cho thấy lương tối thiểu vùng được duy trì gần 2 năm nay. Qua tính toán của bộ phận kỹ thuật thuộc Hội đồng Tiền lương quốc gia, với dự kiến CPI năm 2024 tăng - 4,5%, mức lương tối thiểu hiện nay không còn đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình tại thời điểm năm 2024. Bên cạnh đó, các yếu tố về kinh tế - xã hội, thị trường lao động, khả năng của doanh nghiệp có sự thay đổi theo hướng tích cực hơn so với năm 2022. Thị trường lao động tiếp tục duy trì đà phục hồi, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có xu hướng tốt hơn. Tiền lương, thu nhập của người lao động tiếp tục ổn định và tăng lên, quý sau cao hơn quý trước.
Một yếu tố khác, từ ngày 1.7.2024, tiền lương của các đối tượng thuộc khu vực công được điều chỉnh tăng. Trong bối cảnh đó, nếu không điều chỉnh mức lương tối thiểu đối với người lao động thuộc khu vực có quan hệ lao động sẽ không bảo đảm cân đối và có thể phát sinh so sánh giữa các khu vực.
Nhưng trên tất cả, việc điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng là rất cần thiết, để đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động.
Tiền lương tối thiểu vùng tăng thêm 6%, tương ứng tăng từ 200.000 - 280.000 đồng so với hiện hành như sau:
- Vùng 1: 4.960.000 đồng/tháng (theo giờ tối thiểu 23.800 đồng/giờ).
- Vùng 2: 4.410.000 đồng/tháng (theo giờ tối thiểu 21.200 đồng/giờ).
- Vùng 3: 3.860.000 đồng/tháng (theo giờ tối thiểu 18.600 đồng/giờ).
- Vùng 4: 3.450.000 đồng/tháng (theo giờ tối thiểu 16.600 đồng/giờ).
Bình luận:
Bạn nghĩ gì về nội dung này?
Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.
Gửi bình luận
Cùng chuyên mục
Để “sống được, sống tốt, sống hạnh phúc” với lương
Công nhân vẫn mong doanh nghiệp tăng lương
Đường lên bản làng nguyên thủy giữa thung lũng Mộc Châu
Thì thầm bằng lăng

Thì thầm bằng lăng​


Qua vẻ đẹp của hoa bằng lăng tượng trưng cho máu tím thuỷ chung của tình yêu, Nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh gửi đi thông điệp: Hạnh phúc con người,...
Hoàng Thị Tình: Judo là máu thịt và tấm vé dự Olympic lịch sử
Góc nhìn mới lạ về hòn đảo di sản Penang
Nơi trú ngụ tâm hồn

Nơi trú ngụ tâm hồn​


Tổ, nơi cư ngụ của chim, được dùng làm biểu tượng cho ngôi nhà mà con người thời đại nào cũng mong muốn có: Tổ ấm.
Nhẩn nha một đám mây trôi

Nhẩn nha một đám mây trôi​


Đến tháng Tám này là tròn 2 năm ngày mất họa sĩ Trịnh Tú , một triển lãm tranh kèm ra mắt sách "Họa sĩ Trịnh Tú với chuyện hình...
Gia đình hạnh phúc

Gia đình hạnh phúc​


Niềm vui của những đứa trẻ luôn đứng đầu ngõ đợi mẹ đi chợ mua quà về là một ký ức vô cùng đáng yêu với tuổi thơ, mà không...
Băng rừng vượt thác ở Thái Nguyên

Băng rừng vượt thác ở Thái Nguyên​


Chuyến đi về rừng ở Thái Nguyên chỉ cách Hà Nội chưa đến 100km dịp cuối tuần đem lại nhiều háo hức và cảm xúc mạnh hơn chúng tôi nghĩ.
Cuối Hạ

Cuối Hạ​


Cứ tưởng nàng Hạ mãi rong chơi, không có điểm dừng, nắng đổ chang chang oi bức ấy vậy mà cũng đã đến những ngày cuối hạ . Một hôm...
Thân thương, thơm thảo cơm nhà

Thân thương, thơm thảo cơm nhà​


Trên không gian mạng, tôi thường bắt gặp những bếp ăn trực tuyến “trưng biển” như: Bếp cơm mẹ nấu, Bếp cơm nhà ba bữa, Bếp nhà mình... thay vì...
Ngũ Hành Sơn, danh thắng xứ Quảng
Nghe tiếng vịt kêu, lòng nhớ mẹ

Nghe tiếng vịt kêu, lòng nhớ mẹ​


Mùa hè, trong đầm hoa sen nở, trên mặt đầm ríu rít vịt bơi, thỉnh thoảng cắm đầu xuống mò cua bắt ốc, rồi lại vươn mỏ lên kêu cạc...
Làm dâu, làm rể thời hiện đại

Làm dâu, làm rể thời hiện đại​


Shim Yeon-sun, 40 tuổi, người Hàn Quốc rất ngạc nhiên về cách cư xử của mẹ mình trong cuộc gặp "sanggyeonnye" của anh trai cô, trong đó gia đình cô...
Tin nổi bật

 

Chủ đề tương tự

Back
Top