Lý do tin giả vẫn xuất hiện nhan nhản trên Facebook, TikTok

Người Quan Sát

Người nghèo trong vũ trụ !
Tham gia
4/5/24
Bài viết
161,458
MINH QUÂN - Thứ ba, 16/07/2024 10:51 (GMT+7)

TPHCM – Do các mạng xã hội như YouTube, Facebook, TikTok đặt máy chủ ở nước ngoài nên khi các cơ quan của Việt Nam yêu cầu gỡ tin giả, tin xấu, độc thì các doanh nghiệp này vẫn né tránh.
Lý do tin giả vẫn xuất hiện nhan nhản trên Facebook, TikTok

Ông Lâm Đình Thắng - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM trả lời chất vấn. Ảnh: Thành Nhân
Thông tin trên được ông Lâm Đình Thắng – Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông (TTTT) TPHCM cho biết khi trả lời chất vất tại kỳ họp thứ 17, HĐND TPHCM khóa X, sáng 16.7.
Trả lời chất vấn của đại biểu HĐND TPHCM về vấn đề tin giả, tin xấu độc tràn lan trên mạng, ông Lâm Đình Thắng cho biết, các thông tin trên mạng hiện nay đến từ 2 nguồn.
Đầu tiên là các tổ chức, cá nhân trong nước, có nguồn gốc rõ ràng và được cấp phép. Nguồn còn lại là các trang mạng không rõ nguồn gốc, mạng xã hội xuyên biên giới.
Với những đơn vị được quản lý nếu có sai phạm thì cơ quan chức năng kịp thời chấn chỉnh, xử lý. Tuy nhiên, việc xử lý tin giả trên các mạng xã hội xuyên biên giới như YouTube, Facebook, TikTok còn nhiều khó khăn.
Giám đốc Sở TTTT TPHCM cho biết, nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng tin giả, tin xấu độc trên mạng là các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới không có đại diện pháp lý tại Việt Nam. Mặc dù người dân đọc tin tức hàng ngày bằng tiếng Việt nhưng máy chủ của họ cũng không đặt trong nước ta.
"Khi các cơ quan của Việt Nam yêu cầu gỡ tin giả, tin xấu, độc thì phần lớn những doanh nghiệp này tìm cách né tránh vì quy định nội bộ của họ. Do đó, tin giả, tin sai lệch vẫn còn nhiều trên mạng" – ông Lâm Đình Thắng nói.
Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa các bộ, ngành, đơn vị, địa phương trong xác định tin giả còn tốn nhiều thời gian và chưa chặt chẽ.
Thời gian qua, Sở TTTT TPHCM đã triển khai nhiều giải pháp để xử lý nghiêm các vi phạm trên mạng, không chỉ dừng lại ở xử lý vi phạm trên địa bàn thành phố. Mới đây, Sở đã phối hợp với Sở TTTT tỉnh Bắc Giang để xử lý trường hợp phát ngôn không đúng về thành phố.
Sở TTTT TPHCM cũng phối hợp với Công an thành phố thực hiện giám định tư pháp đối với các trường hợp có dấu hiệu vi phạm hình sự, chuyển hồ sơ cho cơ quan công an để xử lý. Năm 2023, sở đã chuyển 24 hồ sơ và từ đầu năm 2024 đến nay là 18 hồ sơ.
Song song đó, TPHCM đã có hệ thống lắng nghe mạng xã hội, tổng hợp thông tin dư luận, phát hiện vi phạm trên không gian mạng. TPHCM đang nghiên cứu thành lập bộ phận xử lý tin giả trên toàn địa bàn, dự kiến đặt tại Trung tâm Báo chí thành phố.
Thời gian tới, ông Lâm Đình Thắng cho biết, Sở TTTT TPHCM tiếp tục kiến nghị Bộ TTTT về giải pháp xử lý các mạng xã hội xuyên biên giới. Từ đầu năm đến nay, Sở TTTT TPHCM đã chuyển 30 tài khoản vi phạm trên không gian mạng để xử lý.
“Cần thay đổi cách thức quản lý theo hướng tất cả tài khoản mạng xã hội phải định danh và chỉ tài khoản đã định danh mới được bình luận. Các mạng xã hội xuyên biên giới phải chấp hành yêu cầu của cơ quan chức năng trong vòng 24h” – ông Lâm Đình Thắng nói.
Giám đốc Sở TTTT TPHCM cũng cho rằng, cần tăng cường trách nhiệm của cơ quan chức năng ở các ngành, địa phương trong việc phát ngôn, phản bác tin giả, tin sai lệch.
Bình luận:
Bạn nghĩ gì về nội dung này?
Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.
Gửi bình luận
Cùng chuyên mục
Tin nổi bật

 

Chủ đề tương tự

Back
Top