Lý giải nguyên nhân tỷ lệ giải ngân Chương trình mục tiêu quốc gia còn thấp

Người Quan Sát

Người nghèo trong vũ trụ !
Tham gia
4/5/24
Bài viết
161,458
10 tỉnh giải ngân thấp, 2 tỉnh giải ngân bằng 0
Báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về tình hình thanh toán vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước của Bộ Tài chính cho biết, ước giải ngân kế hoạch vốn đến hết tháng 5/2024 đạt 20,99% tổng kế hoạch. Trong đó Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội đạt 61,93% kế hoạch triển khai, CTMTQG đạt 27,76% kế hoạch.
nong thon.jpg -0

12 tỉnh chưa giải ngân vốn sự nghiệp của Chương trình mục tiêu quốc gia.

Cụ thể, lũy kế giải ngân vốn đầu tư công từ ngân sách Trung ương thực hiện các CTMTQG đến hết tháng 5/2024 khoảng 7.555 tỷ đồng: CTMTQG Xây dựng nông thôn mới khoảng 2.411 tỷ đồng (đạt 31%), CTMTQG Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là 3.755 tỷ đồng (đạt 28%), CTMTQG Giảm nghèo bền vững là 1.389 tỷ đồng (đạt 26%).
Một số tỉnh, thành phố đã tích cực cải thiện đáng kể tỷ lệ giải giân; trong đó 9 tỉnh lũy kế giải ngân vốn đầu tư công từ ngân sách Trung ương thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đến hết tháng 4/2024 đạt tỷ lệ từ 30% trở lên: Hậu Giang, Ninh Thuận, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Sơn La, Yên Bái, An Giang, Bến Tre, Lâm Đồng.
Tuy nhiên, báo cáo của Bộ Tài chính cho biết, một số tỉnh, thành phố chưa chỉ đạo quyết liệt thực hiện giải ngân, trong đó 10 tỉnh lũy kế giải ngân vốn đầu tư công từ ngân sách Trung ương thực hiện các CTMTQG đến hết tháng 4/2024 đạt tỷ lệ giải ngân rất thấp như Cà Mau (0%), Bình Phước (0%), Hòa Bình (2%), Phú Yên (4%), Hà Tĩnh (5%), Nam Định (5%), Kiên Giang (7%), Gia Lai (8%), Thái Bình (9%), Quảng Nam (9%).
Bên cạnh đó, giải ngân vốn sự nghiệp từ ngân sách Trung ương thực hiện các CTMTQG cũng đang hết sức khó khăn - tính đến hết tháng 4/2024 là 607 tỷ đồng, đạt 3% dự toán Thủ tướng Chính phủ giao (20.170 tỷ đồng), trong đó CTMTQG Xây dựng nông thôn mới là 61 tỷ đồng (đạt 3%), CTMTQG Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là 317 tỷ đồng (đạt 3%), CTMTQG Giảm nghèo bền vững là 229 tỷ đồng (đạt 3%).
Có 12 tỉnh lũy kế giải ngân vốn sự nghiệp từ ngân sách Trung ương thực hiện các CTMTQG đến hết tháng 4/2024 chưa thực hiện giải ngân vốn (tỷ lệ giải ngân dưới 1% dự toán Thủ tướng Chính phủ giao) là: Bình Phước, An Giang, Kiên Giang, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Bình Thuận, Khánh Hòa, Thái Nguyên, Yên Bái, Lâm Đồng, Đắc Nông.
Theo Bộ Tài chính, sở dĩ tiến độ giải ngân CTMTQG chưa đạt như kỳ vọng đặt ra là do vẫn còn nhiều vướng mắc. Hiện nay, công tác hoàn thiện thể chế quản lý, tổ chức thực hiện các CTMTQG từ Trung ương đến địa phương còn chậm, chưa kịp thời, đồng bộ, ảnh hưởng lớn đến việc triển khai các khâu từ phân bổ, giao kế hoạch thực hiện và giải ngân vốn thực hiện tại các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương.
Cụ thể, đến nay còn một số cơ chế Trung ương chưa ban hành, địa phương còn vướng mắc trong thực hiện như quy định về đối tượng người có lao động thấp thực hiện hỗ trợ đào tạo nghề tại CTMTQG Giảm nghèo bền vững đang được Bộ Lao động Thương binh & Xã hội xây dựng trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Hay một quy định khác là về đối tượng và nội dung hỗ trợ thực hiện CTMQG Phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đang được Chính phủ trình Quốc hội điều chỉnh chủ trương đầu tư chương trình và Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành Trung ương rà soát, nghiên cứu điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình để trình Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung…
Điều chuyển vốn những dự án không thể thực hiện
Trong phạm vi quyền hạn, Bộ Tài chính đã và đang tiếp tục đôn đốc các địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân thực hiện các CTMTQG và có các văn bản kịp thời trả lời, hướng dẫn các vướng mắc của các địa phương theo thẩm quyền; phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, cơ quan Trung ương hoàn thiện hồ sơ dự thảo Tờ trình của Chính phủ trình Quốc hội về cơ chế đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện CTMTQG giai đoạn 2021-2025.
Đồng thời, để đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư thực hiện các CTMTQG, Bộ Tài chính đã có ý kiến đề nghị các tỉnh rà soát phân bổ vốn đầu tư thực hiện các CTMTQG phân bổ danh mục dự án thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia đảm bảo theo đúng mục tiêu, đối tượng, địa bàn và nội dung hỗ trợ. Các địa phương cần bố trí vốn đối ứng ngân sách địa phương thực hiện theo đúng quy định tại các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, không bố trí vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 cho các dự án chuyển tiếp, hoàn thành giai đoạn 2016-2020 và các giai đoạn trước; không bố trí vốn đầu tư công cho các dự án bảo dưỡng, sửa chữa (đề nghị bố trí từ nguồn kinh phí sự nghiệp) theo đúng quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Bộ Tài chính cũng đề nghị UBND các tỉnh chỉ đạo các chủ đầu tư tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công, khẩn trương nghiệm thu và hoàn thiện các thủ tục thanh toán; đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra tình hình thực hiện, để tìm ra nguyên nhân thực hiện và giải ngân chậm ở từng dự án. Rà soát và quyết định điều chuyển vốn theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp thẩm quyền để điều chuyển kế hoạch vốn của những dự án không có khả năng thực hiện được cho các dự án có khả năng thực hiện để phấn đấu giải ngân hết kế hoạch được giao; Thường xuyên tổ chức giao ban với các chủ đầu tư, ban quản lý dự án về tình hình thực hiện và thanh toán vốn đầu tư của các dự án, kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện kế hoạch vốn đầu tư phát triển theo thẩm quyền; trường hợp vượt thẩm quyền sớm có văn bản báo cáo cấp thẩm quyền xem xét, giải quyết…

 

Chủ đề tương tự

Back
Top